Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bảo Lạc (Cao Bằng): Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học

Thúy Hồng - 19:43, 31/10/2022

Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong năm học vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên… Do vậy, ngành Giáo dục Bảo Lạc đã vượt qua khó khăn, thách thức hoàn thành tốt công tác giáo dục cho vùng khó.

Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 và khánh thành “Nhà bán trú cho em” tại Trường PTDTBT TH Khánh Xuân
Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 và khánh thành “Nhà bán trú cho em” tại Trường PTDTBT TH Khánh Xuân

Trong năm học 2021 - 2022, toàn huyện Bảo Lạc có 46 đơn vị, trong đó: 15 trưởng mầm non, 10 trường tiểu học, 10 trường THCS, 5 Trường PTDTBT TH & THCS, 2 trường phổ thông cơ sở, 1 trường PTDTNT, 2 trường THPT, 1 trung tâm GDNN-GDTX cùng 191 điểm trường lẻ.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngành GD&ĐT đã chủ động, linh hoạt tận dụng thời gian để tổ chức dạy học trực tiếp, chuyển trạng thái hoạt động, tổ chức dạy học linh hoạt theo khung Kế hoạch năm học, thực hiện tinh giản chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Bà Lục Thanh Hồng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lạc cho biết: Trong năm học 2021 - 2022 vừa qua, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, ngành Giáo dục, mạng lưới trường, lớp tiếp tục được quy hoạch, phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn.

“Phòng đã chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong các trường học, thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên của đơn vị” bà Hồng cho biết.

Phòng GD&ĐT huyện triển khai thực hiện tốt các chương trình như: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS; “Xây dựng trưởng mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; thực hiện có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 6…

Bên cạnh đó, Phòng luôn quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để đạt trình độ chuẩn theo Luật GD 2019.

Thông qua các phong trào thi đua, ngành GD&ĐT Bảo Lạc đã đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Có 14/34 học đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt; 36 học sinh đạt giải Olympic môn Toán, Tiếng Việt lớp 4, 5 cấp huyện, 2 dự án khoa học kỹ thuật đạt giải từ cấp tỉnh; Giải Nhì toàn quốc cuộc thi “Liên hoan các đội tuyên truyền măng non tìm hiểu Luật trẻ em năm 2021 do Hội đồng Đội Trung ương tổ chức. Toàn ngành có 6 cán bộ, quản lý, giáo viên được UBND tỉnh tặng Bằng khen; 2 tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Cờ thi đua và 1 tập thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua.

Với những nỗ lực cố gắng của ngành Giáo dục Bảo Lạc trong năm học vừa qua, chất lượng giáo dục trên địa bàn đã được nâng cao. Qua đó, tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập trung học cơ sở mức độ 1, phổ cập xóa mù chữ mức độ 1, 1 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (Trường PTDTBT TH Cốc Pàng).

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.