Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hơn 23 triệu học sinh cả nước khai giảng năm học mới 2022-2023

Như Ý - 10:11, 05/09/2022

Ngày 5/9, hơn 23 triệu học sinh cả nước bước vào năm học 2022-2023 với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo".

Lễ Khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc. Ảnh: Tuấn NinhLễ Khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc. Ảnh: Tuấn Ninh
Lễ Khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc. Ảnh: Tuấn Ninh

Sau một năm phải tổ chức khai giảng trực tuyến vì dịch COVID-19, sáng ngày 5/9, hơn 23 triệu học sinh cả nước đón chào Lễ khai giảng năm học 2022-2023. Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khai giảng sẽ được tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh đầu năm học mới.

Nhân dịp khai giảng năm học 2022 - 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi Thư động viên, nhắn nhủ đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên trên cả nước. Trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, làm tốt chức trách, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề, với học sinh thân yêu vì sự nghiệp trồng người.

Chủ tịch nước cũng mong muốn các phụ huynh quan tâm hơn nữa đến sự học của con cái; nhắc nhở các em học sinh, sinh viên phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí thức của nhân loại, có khát vọng cống hiến, góp phần xây dựng đất nước thêm giàu mạnh và phồn vinh.

Học sinh điểm trường thôn 5 Tu Nấc, xã miền núi Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam háo hức chào đón năm học mới
Học sinh điểm trường thôn 5 Tu Nấc, xã miền núi Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam háo hức chào đón năm học mới


Cũng trong dịp này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã gửi thông điệp đến toàn ngành với nội dung như sau: Một năm học mới đã bắt đầu trong tình hình mới, dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, những việc ngành Giáo dục phải làm phía trước vẫn còn đầy thách thức. Thách thức của việc khắc phục hậu quả rất nặng nề của dịch bệnh để lại. Thách thức của việc đổi mới giáo dục phổ thông. Thách thức của việc nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục đại học. Thách thức của việc phổ cập. Thách thức của việc đưa trẻ đến trường trên phạm vi cả nước. Thách thức của sự vượt lên chính mình để khẳng định chất lượng giáo dục và đào tạo và tăng cường, tạo dựng thêm niềm tin về phía xã hội vẫn luôn là thách thức rất lớn đối với toàn ngành.

Rất là mong toàn thể lực lượng giáo viên ra sức cố gắng, phấn đấu hoàn thiện bản thân và đổi mới sáng tạo để hoàn thành thật tốt công cuộc đổi mới. Cũng mong toàn thể học sinh hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ học tập, tu dưỡng để đạt đến các mục tiêu trở thành công dân tốt, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Và rất mong các qúy vị phụ huynh hết sức chia sẻ với những khó khăn của của ngành Giáo dục để có sự đồng hành, hỗ trợ đối với ngành mang đến kết quả giáo dục tốt nhất, góp phần phát triển đất nước trong tương lai.

Thầy và trò Trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội, đón chào năm học mới
Thầy và trò Trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội đón chào năm học mới

Trước đó, ngày 19/8, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, năm học 2022-2023, ngành giáo dục xác định chủ đề là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”, với 12 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành;

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch, nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành; tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành; tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

Chỉ thị yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT căn cứ các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của đơn vị; tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thực hiện kế hoạch năm học, đề xuất các giải pháp chỉ đạo, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có việc triển khai dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Thẩm định sách giáo khoa các lớp 4, lớp 8, lớp 11 và chuẩn bị biên soạn cho lớp 5, lớp 9 và lớp 12./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.