Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Lạng Sơn: Làm sống lại các làn điệu dân ca (Bài 1)

Thúy Hồng - 07:55, 05/08/2024

Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo nên những điểm sáng văn hóa tại vùng cao xứ Lạng, trong đó nổi bật là việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca. Qua đó, từng bước phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách khi đến với Lạng Sơn.

Một buổi luyện tập hát then, đàn tính của CLB hát dân ca bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Một buổi luyện tập hát then, đàn tính của CLB hát dân ca bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Khơi dậy niềm đam mê dân ca

Không phải là cuối tuần nhưng Nhà văn hóa bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn luôn rộn rã tiếng hát Then, đàn tính của các bà, các mẹ trong Câu lạc bộ (CLB) hát Then của thôn.

Bà Lường Thị Dự, 75 tuổi, thôn bản Chu B chia sẻ: Năm 2022, CLB hát Then bản Chu được thành lập gồm có 20 thành viên. Ở đây chúng tôi được thỏa niềm đam mê ca hát và cũng là góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

“Mặc dù tuổi đã cao, nhưng tối nào chúng tôi cũng ra Nhà văn hóa thôn để tập luyện. CLB đã đi biểu diễn ở nhiều nơi, các thành viên trong CLB rất phấn khởi. Chúng tôi muốn bảo tồn điệu hát Then của dân tộc mình cho thế hệ con cháu”, bà Lường Thị Dự cho biết.

Hiện nay phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện Lộc Bình diễn ra sôi nổi, tại 21/21 xã, thị trấn của huyện đều có CLB, đội, nhóm văn nghệ quần chúng hoạt động với nhiều loại hình đa dạng như: Hát Then, đàn Tính, hát Xắng cọ, múa Sư tử mèo, hát Sli, múa Chầu...

Bà Phạm Minh Huệ, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lộc Bình cho biết: "Để thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trên địa bàn huyện, chúng tôi đã thành lập, hỗ trợ các đội văn nghệ truyền thống của các thôn bản. Mỗi CLB, đội văn nghệ quần chúng có từ 10 đến 40 thành viên…".

Từ nguồn kinh phí của Dự án 6, nhiều CLB được thành lập và hỗ trợ kinh phí để mua loa đài, trang phục biểu diễn. Qua đó giúp các CLB hoạt động ngày càng sôi nổi, hiệu quả hơn
Từ nguồn kinh phí của Dự án 6, nhiều CLB được thành lập và hỗ trợ kinh phí để mua loa đài, trang phục biểu diễn. Qua đó giúp các CLB hoạt động ngày càng sôi nổi, hiệu quả hơn

Trợ lực từ Dự án 6

Từ năm 2022 đến nay, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Lạng Sơn đã tổ chức thành lập các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian tại các xã của 10 huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, các CLB được truyền dạy các kiến thức, thực hành trình diễn một số loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian và được đầu tư trang phục, dụng cụ phục vụ sinh hoạt và biểu diễn… Qua đó, giúp CLB hoạt động ngày càng sôi nổi, hiệu quả hơn.

Lễ ra mắt CLB sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia
Lễ ra mắt CLB sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia

Bà Hoàng Thị Huân, Chủ nhiệm CLB hát Then, dân ca xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng cho biết: Trước đây, bà con trong xã thích hát then, đàn tính tự rủ nhau thành từng nhóm để tự sinh hoạt. Năm 2020, UBND xã đã hỗ trợ thành lập CLB hát Then, dân ca xã Hoàng Việt, với 18 thành viên, tuổi từ 33 - gần 70 tuổi. Kinh phí hoạt động của CLB do các thành viên tự đóng góp, chưa có điều kiện để mua sắm các thiết bị, nhạc cụ... nên quá trình hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.

“Năm 2023, CLB được hỗ trợ 10 bộ quần áo, 18 đôi giày, 12 cây đàn tính, 6 bộ sóc nhạc, các thành viên trong CLB phấn khởi lắm. CLB hoạt động chuyên nghiệp hơn, ngoài phục vụ bà con trong thôn, xóm, có thể sẵn sàng đi biểu diễn, giao lưu với các CLB hát then, đàn tính ở các địa phương khác ”, bà Hoàng Thị Huân vui mừng nói.

Ông Phùng Văn Muộn, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn cho biết: Triển khai thực hiện Dự án số 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” trong năm 2023 và năm 2024, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh được Sở VHTT&DL Lạng Sơn giao nhiệm vụ chủ trì, phối hơp tổ chức các lớp tập huấn truyền dạy, xây dựng 22 mô hình CLB sinh hoạt văn hóa dân gian. Đến nay, đã tổ chức thành lập và lễ ra mắt được 19 CLB tại các xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 

Các CLB dân ca, dân vũ ở Lạng sơn đã góp phần khơi dậy và lan tỏa tình yêu của đồng bào đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Các CLB dân ca, dân vũ ở Lạng sơn đã góp phần khơi dậy và lan tỏa tình yêu của đồng bào đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình

Sau khi được truyền dạy và thành lập, các thành viên CLB đã nắm bắt được các kỹ năng cơ bản về thực hành trình diễn, mỗi CLB hình thành được 1 chương trình văn nghệ tổng hợp các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống phong phú, đa dang như: Hát Then, đàn Tính, hát Lượn, hát Phong sư; trình diễn các nghi lễ dân gian các dân tộc như: Hát Quan Lang trong đám cưới của dân tộc tày, hát Cỏ lảu trong nghi lễ đám cưới dân tộc Nùng, hát Sli trong đám cưới người Dao; múa Chầu, múa Sư tử mèo...

Các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian ở Lạng sơn đã góp phần khơi dậy và lan tỏa tình yêu của đồng bào đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Nhiều CLB đã phát huy tốt hiệu quả  thông qua việc duy trì các buổi sinh hoạt hoặc biểu diễn giao lưu, qua đó tạo sân chơi lành mạnh, góp phần tăng cường mối đoàn kết trong các cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân... Đặc biệt, nhiều CLB đã biến những điệu dân ca, dân vũ trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu của địa phương, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.