Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Bảo tồn văn hóa qua khung cửi

Trần Hoàng Anh - 19:15, 28/02/2021

Việc thành lập, duy trì các câu lạc bộ dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu nói chung và xã La DeÊ, huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) nói riêng vừa để khôi phục, bảo tồn văn hóa, vừa góp phần phát triển nghề truyền thống, tạo sinh kế cho phụ nữ vùng cao.

Phụ nữ Cơ Tu dệt thổ cẩm truyền thống.
Phụ nữ Cơ Tu dệt thổ cẩm truyền thống

Trang phục truyền thống chuyển tải những thông điệp văn hóa  của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội, trang phục truyền thống của đồng bào cũng bị mai một dần do không còn nhiều phụ nữ duy trì nghề dệt thổ cẩm. Trước thực trạng đó, nhiều câu lạc bộ dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu được thành lập, trong đó tập trung nhiều nhất ở các thôn bản vùng cao của xã La DeÊ, huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam).

Bảo tồn văn hóa trên khung cửi 1

Hàng ngày, ngoài công việc nương rẫy, khi có thời gian rảnh rỗi, chị em trong câu lạc bộ thường dệt tại nhà, vào dịp cuối tuần mới tập hợp nhau ngồi dệt ở ngôi nhà Gươl của thôn.

Bảo tồn văn hóa trên khung cửi 2

  Với bàn tay khéo léo và sự cần mẫn, kiên trì, người phụ nữ Cơ Tu đã biến những thứ nguyên liệu cây nhà lá vườn thành những tấm đắp (tuốc), khố (cha lan), váy (doáh)... với nhiều hoạ tiết, màu sắc lộng lẫy và độc đáo.

Bảo tồn văn hóa trên khung cửi 3

 Để thực hiện hoàn chỉnh một sản phẩm, người phụ nữ Cơ Tu phải làm việc cật lực trong nhiều ngày, thậm chí phải mất hơn một tháng.

Bảo tồn văn hóa trên khung cửi 4

 Nghề dệt trong các thôn, làng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, những bé gái từ 12 tuổi trở lên thường đã biết làm quen với khung dệt. Mỗi một người có một khung dệt riêng được làm bằng các ống tre.

Bảo tồn văn hóa trên khung cửi 5

Kỹ thuật dệt của người Cơ Tu nổi bật là dệt hoa văn chỉ màu, hoa văn gợn sóng, hoa văn hạt cườm, kỹ thuật khâu đáp. Các hoa văn hạt cườm xếp thành những họa tiết phản ánh đời sống, tín ngưỡng cộng đồng.

Bảo tồn văn hóa trên khung cửi 6

Trước đây, sản phẩm thổ cẩm làm ra bà con chỉ mang tới những vùng khác để trao đổi lấy gạo, muối, mì chính… Hiện nay, thổ cẩm đã trở thành hàng hóa buôn bán có giá trị. Một tấm thổ cẩm có giá từ dưới 1 triệu đồng cho đến vài triệu đồng, tùy theo kích cỡ.

Tin cùng chuyên mục
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.