Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo tồn văn hóa trên khung cửi

PV - 15:02, 10/09/2019

Trang phục truyền thống chuyển tải những thông điệp văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ-tu. Nhưng trang phục của đồng bào đang dần biến mất trong đời sống sinh hoạt, một phần do nghề dệt truyền thống mai một.

Trước thực trạng đó, nhiều câu lạc bộ dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ-tu, trong đó có xã La DeÊ, huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam), được thành lập vừa để khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, bảo tồn văn hóa, vừa góp phần tạo sinh kế cho phụ nữ vùng cao.

Nghề dệt thổ cẩm hiện còn lưu truyền tại hầu hết các làng đồng bào Cơ-tu, nhưng tập trung nhiều nhất có lẽ là các thôn bản vùng cao biên giới của huyện Nam Giang như La Ê, La De Ê… Nghề dệt thổ cẩm hiện còn lưu truyền tại hầu hết các làng đồng bào Cơ-tu, nhưng tập trung nhiều nhất có lẽ là các thôn bản vùng cao biên giới của huyện Nam Giang như La Ê, La De Ê…
 Hằng ngày, ngoài công việc nương rẫy, khi có thời gian rảnh rỗi, chị em trong câu lạc bộ thường dệt tại nhà, vào dịp cuối tuần mới tập hợp nhau ngồi dệt ở ngôi nhà Gươl của thôn. Hằng ngày, ngoài công việc nương rẫy, khi có thời gian rảnh rỗi, chị em trong câu lạc bộ thường dệt tại nhà, vào dịp cuối tuần mới tập hợp nhau ngồi dệt ở ngôi nhà Gươl của thôn.
Trước đây, sản phẩm thổ cẩm làm ra bà con chỉ mang tới những vùng khác để trao đối lấy gạo, muối, mì chính… Hiện nay, thổ cẩm đã trở thành hàng hóa buôn bán có giá trị. Một tấm thổ cẩm có giá từ dưới 1 triệu đồng cho đến vài triệu đồng, tùy theo kích cỡ. Trước đây, sản phẩm thổ cẩm làm ra bà con chỉ mang tới những vùng khác để trao đối lấy gạo, muối, mì chính… Hiện nay, thổ cẩm đã trở thành hàng hóa buôn bán có giá trị. Một tấm thổ cẩm có giá từ dưới 1 triệu đồng cho đến vài triệu đồng, tùy theo kích cỡ.
Qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Cơ -tu, những tấm thổ cẩm trở nên sống động từng đường nét. Qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Cơ -tu, những tấm thổ cẩm trở nên sống động từng đường nét.

HOÀNG ANH TRẦN

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.