Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Bệnh phình mạch máu não-Những dấu hiệu bạn cần lưu ý

Như Ý - 11:05, 15/03/2024

Phình mạch máu não là tình trạng một đoạn mạch máu não bị căng phồng lên hoặc phình to ra, thường xuất hiện ở những vị trí có thành mạch yếu. Khi phình mạch máu não vỡ thường xuất hiện đột ngột, gây tử vong nhanh nếu không cấp cứu kịp thời. Trường hợp nhẹ hơn có thể để lại di chứng nặng nề.

Phình mạch máu não là tình trạng phình ra hay phồng lên ở một đoạn mạch máu não, thường xảy ra khi thành mạch máu bị yếu. Khi phình mạch máu não vỡ thường xuất hiện đột ngột, gây tử vong nhanh nếu không cấp cứu kịp thời.
Phình mạch máu não là tình trạng phình ra hay phồng lên ở một đoạn mạch máu não, thường xảy ra khi thành mạch máu bị yếu. Khi phình mạch máu não vỡ thường xuất hiện đột ngột, gây tử vong nhanh nếu không cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân

Hiện nay nguyên nhân, cơ chế chính xác gây nên túi phình động mạch vẫn chưa được xác định. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng là do khiếm khuyết bẩm sinh ở thành mạch. Hiện các nghiên cứu thấy rằng sự hình thành túi phình là một quá trình thoái hóa với nhiều yếu tố cấu thành ở những người thường xuyên vận động quá sức, tác động trực tiếp đến cấu trúc và hoạt động của mạch máu não.

Ngoài ra, lạm dụng những loại thức uống có chứa chất kích thích như rượu bia, quan hệ tình dục không đúng cách, thường xuyên hút thuốc lá, căng thẳng liên tục… cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị phình mạch máu não.

Phình mạch máu não có thể xảy ra ở bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất trong độ tuổi từ 30-60, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Những người bệnh mắc chứng rối loạn di truyền có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

(Tổng hợp) Bệnh phình mạch máu não-Những dấu hiệu bạn cần lưu ý 1

Những dấu hiệu và triệu chứng của phình mạch máu não

Phình mạch máu não thường có hai loại triệu chứng: Các triệu chứng xuất hiện từ khi có túi phình đến trước khi bị vỡ và triệu chứng xuất hiện sau khi vỡ túi phình.

Một số người bệnh dù bị phình mạch máu não nhưng vẫn không có bất cứ triệu chứng nào trước khi nó bị vỡ.

Dấu hiệu quan trọng nhất đó chính là dấu hiệu báo hiệu trước khi túi phình bị vỡ. Khoảng 30-60 % người bệnh cảm thấy đau đầu cảnh báo từ nhiều ngày đến nhiều tuần trước khi vỡ túi phình.

Triệu chứng phình mạch máu não có sự khác nhau giữa các giai đoạn phát bệnh, cụ thể như sau:

Dấu hiệu phình mạch máu não không vỡ: Các túi phình không phát triển, có kích thước nhỏ ít khi gây ra triệu chứng rõ ràng. Thế nhưng nếu túi phình phát triển lớn, đè ép lên các dây thần kinh và mô não sẽ gây ra những triệu chứng như thị lực bị thay đổi, đau phía trên và sau mắt, liệt một bên mặt, sụp mi, đồng tử giãn…

Triệu chứng khi túi phình mạch não bị rò rỉ: Trong một số trường hợp, túi phình không vỡ nhưng lại rò rỉ một lượng máu nhất định ra bên ngoài, dẫn đến triệu chứng đau đầu kèm theo tiếng kêu. Người bệnh cần đi khám ngay nếu gặp cơn đau đầu dữ dội, xuất hiện bất ngờ, đột ngột hoặc kết hợp với những triệu chứng bất thường khác.

Biểu hiện khi túi phình mạch bị vỡ: Nếu các túi phình bị vỡ, người bệnh sẽ gặp cơn đau đầu ngột ngột, cực kỳ nghiêm trọng, kèm theo những triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn, yếu liệt cơ thể, méo lệch mặt, hoa mắt, co giật, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, mất ý thức, thậm chí là tim ngừng đập. Tình trạng này có thể dẫn đến đột quỵ xuất huyết não.

(Tổng hợp) Bệnh phình mạch máu não-Những dấu hiệu bạn cần lưu ý 2

Cách phòng ngừa bệnh phình mạch máu não

Để phòng ngừa bệnh phình mạch máu não, bạn nên chăm sóc sức khỏe tổng thể thật tốt, góp phần làm hạn chế các yếu tố nguy cơ, cụ thể như sau:

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Chữa trị, kiểm soát những bệnh lý có thể gây ra tình trạng phình mạch máu não, ví dụ như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

Tập thể dục thường xuyên và lưu ý thực hiện với cường độ vừa phải. Bạn hãy chọn bài tập, môn thể thao phù hợp với thể trạng.

Tránh stress kéo dài, làm việc quá sức.

(Tổng hợp) Bệnh phình mạch máu não-Những dấu hiệu bạn cần lưu ý 3

Điều trị bệnh phình mạch máu não

Mục tiêu trong điều trị cho bệnh nhân phình mạch máu não là ngăn chặn xuất huyết lần 2. Tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Hiện nay, các bác sĩ đang áp dụng 2 phương pháp điều trị chính như sau:

Phẫu thuật kẹp túi phình: Phương pháp này được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh. Sau khi mở hộp sọ, bác sĩ tìm đến các túi phình bị vỡ, xử lý đóng kín túi phình giúp lưu lượng máu não được ổn định.

Can thiệp nội mạch hoặc đặt coil: Đây là thủ thuật ít xâm lấn, được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên can thiệp nội mạch. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông qua động mạch ở đùi hoặc bẹn rồi đưa chúng lên não. Sau đó sử dụng dây coil làm tắc nghẽn túi phình. Từ đó chặn đứng tình trạng máu chảy vào túi phình, ngăn chặn việc vỡ lại.

Lưu ý

Phình mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ để lại di chứng cao thậm chí là tử vong. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là đau đầu kéo dài không rõ nguyên nhân cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện chẩn đoán hiện đại, điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 quy định về tỷ lệ đóng BHXH. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, bao gồm: 3% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.