Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Bình Định đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước

Ngày 7/2, tại xã Nhơn Lý (Tp. Quy Nhơn, Bình Định) UBND thành phố Quy Nhơn phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý.

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết, với những giá trị văn hóa đặc sắc, Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024. Đây là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ sáu của tỉnh Bình Định được vinh danh, là kế tiếp của di sản: Võ cổ truyền Bình Định, Hát bội Bình Định, Nghệ thuật Bài chòi Bình Định, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn, Nghề chằm Nón ngựa Phú Gia.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng nhấn mạnh, việc Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương, mà còn là minh chứng cho sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa dân tộc. Đây còn là cột mốc quan trọng, mở ra những cơ hội mới để di sản này tiếp tục được gìn giữ, phát huy và lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa.

Bình Định đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý.
Bình Định đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Để Di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý tiếp tục được bảo tồn, giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hóa quý báu cho các thế hệ mai sau, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đề nghị UBND thành phố Quy Nhơn chủ động phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các ngành liên quan xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản cụ thể, chi tiết, đồng thời, cần rà soát, thực hiện việc quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết khu vực Lăng Ông Nam hải Vạn đầm Xương Lý, bảo đảm không gian tổ chức Lễ hội được gìn giữ, tôn tạo phù hợp với cảnh quan và môi trường sinh thái.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, tư liệu hóa Lễ hội, tổ chức các hoạt động giáo dục, truyền dạy để các thế hệ sau hiểu rõ và tiếp nối di sản. Đồng thời, khuyến khích cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào việc thực hành, gìn giữ nghi lễ truyền thống.

Các đại biểu tham dự tại buổi lễ.
Các đại biểu tham dự buổi lễ

Đồng thời, tăng cường kết nối lễ hội với du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, giới thiệu rộng rãi nét đẹp của Lễ hội đến với du khách trong và ngoài nước. Qua đó, không chỉ bảo tồn di sản mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ghi nhận và tôn vinh những nghệ nhân, cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội, để tiếp tục lan tỏa tinh thần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Lăng Ông Nam Hải đã hình thành và tồn tại hơn 183 năm tại làng chài Xương Lý, xã Nhơn Lý.
Lăng Ông Nam Hải đã hình thành và tồn tại hơn 183 năm tại làng chài Xương Lý, xã Nhơn Lý

Sau phần nghi lễ Nhà nước tổ chức đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý sẽ tiếp tục diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10/2, với các nghi lễ và một số hoạt động như: Hát bội, trò chơi dân gian, hội đánh bài chòi cổ…

Lễ Cầu ngư ở Nhơn Lý thường diễn ra sau Tết Nguyên đán, nhằm cầu mong một mùa đánh bắt mới nhiều thuận lợi.
Lễ Cầu ngư ở Nhơn Lý thường diễn ra sau Tết Nguyên đán, nhằm cầu mong một mùa đánh bắt mới nhiều thuận lợi

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý gắn liền với đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cư dân vùng biển Nhơn Lý, phản ánh truyền thống tôn thờ cá Ông - vị thần hộ mệnh của ngư dân. Lễ hội không chỉ mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy thuyền, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn kết cộng đồng qua nhiều thế hệ.

Tin cùng chuyên mục
Một miền văn hóa Quỳ Hợp

Một miền văn hóa Quỳ Hợp

Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những Lễ hội Mường Ham, Lễ hội đền Choọng, Lễ hội bốc Mó… đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự nối tiếp của hành trình xây dựng Quỳ Hợp thành huyện điểm văn hóa miền núi và DTTS trong giai đoạn 2001-2011; mà còn là “vốn quý” làm nên bản sắc riêng cho vùng đất Mường Ham cổ xưa.