Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Rộn ràng lễ hội đầu Xuân trên đất Quảng

PV - 09:49, 18/02/2019

Cũng như những vùng quê khác trong cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ở Quảng Nam lại rộn ràng vào mùa lễ hội tháng Giêng. Trong những lễ hội ấy có thể kể đến Lễ cầu bồng ở làng rau Trà Quế (Hội An), Lễ hội Bà Chiêm Sơn (Duy Xuyên), Lễ rước Cộ Bà chợ Được (Thăng Bình), Lễ hội cầu ngư Tam Hải (Núi Thành)...

 Rộn ràng Lễ hội cầu ngư Tam Hải. Rộn ràng Lễ hội cầu ngư Tam Hải.

Làng rau Trà Quế vào hội

Hằng năm, đến ngày mùng 7 tháng Giêng (âm lịch), người dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An) lại tổ chức lễ hội Cầu bông. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức nhằm ghi ân công đức những bậc tiền hiền khai cơ lập nghiệp nên làng rau Trà Quế, đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ở đình làng, mọi người tập trung đông đủ trong tiếng chiêng trống rộn rã của lễ nghinh thần với bàn thờ đầy ắp bánh trái, hương hoa, gà, xôi... để dâng cúng với lòng tri ân những bậc hiền tài có công khai cơ lập lên làng rau truyền thống hơn 500 năm qua. Với dân làng, lễ hội Cầu bông cũng chính là “ngày tết” trồng rau trong vụ tháng Giêng đầu năm. Mỗi dịp tổ chức lễ hội, hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến Trà Quế cùng chung vui và thưởng thức các món ẩm thực đặc sản như: mì Quảng, bánh bèo, bánh vạc, tôm hữu... cùng với các loại rau xanh nồng nàn hương vị đất trời.

Ngoài thương hiệu rau xanh nổi tiếng, làng rau truyền thống Trà Quế là một điểm đến hấp dẫn với du khách. Mỗi năm có hơn 1.000 khách nước ngoài đến thăm quan theo các tour du lịch. Lễ hội Cầu bông đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch độc đáo kể từ khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Lễ hội Bà Chiêm Sơn

Lễ hội Bà Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên) diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch, được Nhân dân làng Chiêm Sơn tổ chức hằng năm với nghi thức cầu quốc thái dân an, cầu cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống bình yên... Những ngày diễn ra lễ hội, tất cả dân làng đều nô nức tham gia hội làng. Những ông đồ viết câu đối mừng Xuân. Những con gà nòi to khỏe nhất được tuyển chọn cho cuộc thi chọi gà, những trò chơi dân gian thú vị như ném bóng vào rổ, hô hát bài chòi cũng được tổ chức... Đúng 7 giờ sáng ngày 12 tháng Giêng, lễ rước Sắc phong xuất phát tại bến Giá Ngự về Dinh Bà được tái hiện với đoàn người tế lễ, lính khiêng kiệu, lính hộ tống... rầm rập kéo đi trong tiếng chiêng trống, nhạc ngũ âm trầm bổng, vang vọng khắp xóm thôn.

Người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu bông. Người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu bông.

Năm 2007, Lễ hội Bà Chiêm Sơn được công nhận Di tích văn hóa phi vật thể cấp tỉnh. Trải qua bao thăng trầm, dinh Bà Chiêm Sơn và truyền thuyết về Bà vẫn được dân làng Chiêm Sơn và người dân quanh vùng gìn giữ như một bảo vật truyền thống đời đời.

Nô nức lễ rước Cộ Bà

Lễ hội Cộ Bà chợ Được được Nhân dân xã Bình Triều (huyện Thăng Bình) tổ chức hằng năm vào tối 11 tháng Giêng. Theo truyền thuyết, Bà chợ Được là thiếu nữ đẹp người nhưng yểu mệnh. Sau khi thác đã hiển linh bốc thuốc cứu người. Trong một lần vân du qua miền quê bên sông Trường Giang này, bà đã mách cho dân làng lập chợ buôn bán, đời sống khá lên nên gọi là “chợ Được”. Công đức của bà với dân làng đã được triều đình nhà Nguyễn ghi nhận với sắc phong “Thượng đẳng Thần”.

Lễ hội gồm phần lễ với các lễ rước sắc, lễ cúng đất, tế lễ cúng Bà; phần hội gồm hoa đăng, đua thuyền, hát bội, rước cộ và các hoạt động thể dục thể thao khác. Trong đó, phần rước Cộ là điểm nhấn quan trọng tạo nên nét đặc sắc của lễ hội Cộ Bà. Cùng với sự góp sức của đông đảo Nhân dân, các nghệ nhân đã tạo nên bàn cộ mang đậm màu sắc dân gian tái hiện lại hình ảnh các anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ lịch sử hay những sự tích mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Đoàn rước Cộ đi từ chợ Được qua khắp các nẻo đường của xã Bình Phục và thị trấn Hà Lam. Đoàn đi đến đâu, hàng ngàn người lại theo đến đó với không khí phấn khởi và đầy lòng thành kính.

Lễ hội Cầu bông ở làng rau Trà Quế được tổ chức trang nghiêm. Lễ hội Cầu bông ở làng rau Trà Quế được tổ chức trang nghiêm.

Tưng bừng lễ hội cầu ngư

Hằng năm, cứ đến ngày 20 tháng Giêng, ngư dân làng chài tập trung về thôn Thuận An, xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành) để tổ chức lễ cầu ngư và cúng cá Ông tại nghĩa địa cá Ông ở xóm Vạn Niên. Đây cũng là dịp các làng chài Tam Hải tổ chức ngày hội làng chài, ra quân đánh bắt vụ cá Nam-vụ cá chính trong năm.

Từ sáng sớm, các lão ngư đem lễ vật đến lăng Cô Bác tại bãi Bấc để cúng bái, mở đầu cho lễ hội cầu ngư và nghinh Ông của làng. Sau đó, hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ kết cờ phướn cùng lễ vật giong ra biển để làm lễ nghinh thần (cầu ngư), cầu cho sóng yên biển lặng, một năm đánh bắt nhiều tôm cá. Đoàn ghe thuyền chạy một vòng trên biển rồi cập bờ, rước bàn thờ cá Ông về tổ chức cúng tế tại nghĩa địa cá Ông ở xóm Vạn Niên, làng Thuận An.

Trên bãi biển, chiêng trống nổi lên, đoàn rước gồm các lão ngư mặc áo mão chỉnh tề, tay cầm cờ phướn. Những ngư dân khiêng bàn thờ đi giữa. Đoàn bả trạo và hàng ngàn người dân thành kính theo sau tiến về khu nghĩa địa cá Ông. Tại đây, người dân lập ban thờ, tổ chức cúng tế, hát múa bả trạo kể về công đức của cá Ông với niềm thành kính tiếc thương của cư dân làng chài khi Ông gặp nạn, lụy vào vùng biển của làng.

Kết thúc phần lễ, người dân tập trung về đình làng Thuận An để cúng tế các bậc tiền hiền khai cơ lập...

LÊ PHƯỚC LAN NHI

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.