Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bình Định: Khai mạc Hội Chọi gà dân gian lần thứ nhất năm 2023

L.Phương - 21:06, 21/08/2023

Sáng 21/8, Ban Tổ chức Triển lãm và Hội thi Sinh vật cảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Công ty Alphanoi phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức khai mạc Hội Chọi gà dân gian - Bình Định lần thứ nhất năm 2023.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội Chọi gà dân gian - Bình Định lần thứ nhất năm 2023
Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội Chọi gà dân gian - Bình Định lần thứ nhất năm 2023

Hội Chọi gà dân gian - Bình Định sẽ diễn ra từ ngày 21 - 25/8, bao gồm các nội dung: Thi cắt lông gà tơ để chuẩn bị cho quá trình huấn luyện; thi dán lông, kết lông, cấy lông cho gà chiến; thi giằng mỏ trên, khâu mỏ dưới cho chiến kê trong lúc thi đấu; thi làm nước cho gà chọi; thi cắt tai tích, may tai tích cho gà tơ để chuẩn bị cho quá trình huấn luyện; thi chọi gà truyền thống.

Theo ông Nguyễn Văn Thiện - Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, trò chơi chọi gà và nghệ thuật nuôi gà chọi, là một loại hình nghệ thuật giải trí mang đậm nét văn hóa truyền thống ở nông thôn Bình Định và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Không gian chọi gà trước đây thường diễn ra vào dịp trước và sau Tết cổ truyền của dân tộc.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phát biểu khai mạc
Ông Nguyễn Văn Thiện - Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phát biểu khai mạc

Qua thời gian, nghệ thuật chọi gà không ngừng được kế thừa, phát huy nét đẹp trong văn hóa dân gian. Nét văn hóa ấy là động lực góp sức, khơi dậy niềm đam mê trong lao động sản xuất. Bản sắc ấy đã làm tươi mát tâm hồn, sức khỏe cường tráng và bồi đắp cho mối gắn kết cộng đồng ngày thêm bền chặt. Bởi vậy, nghệ thuật chọi gà và nuôi gà chọi không chỉ tồn tại và thăng hoa trong phạm vi tỉnh Bình Định mà đã lan tỏa ra trong và ngoài nước.

Có được thành quả ấy trước hết là do công sức, trí tuệ, tâm huyết của các bậc tiền nhân, của bao thế hệ, nghệ nhân và các tầng lớp Nhân dân. Tại Bình Định, nghệ thuật chọi gà càng được tự hào hơn, khi các đòn đánh, miếng đánh của các chú gà chọi đã được Đông Định Vương Nguyễn Lữ ghi chép lại và sáng lập nên bài võ Hùng kê quyền nổi tiếng trong nền võ thuật cổ truyền Bình Định. 

“Việc khôi phục trò chơi dân gian chọi gà được tổ chức bài bản trong khuôn khổ Cuộc Triển lãm - Hội thi Sinh vật cảnh miền Trung - Tây Nguyên mở rộng năm 2023 giúp, những người dân đang gìn giữ giống gà chọi quý và tạo sân chơi lành mạnh, giao lưu, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh và cả nước nói chung”, ông Thiện nhấn mạnh.

Ông Phạm Thanh Việt, Giám đốc Công ty Alphanoi chia sẻ kinh nghiệm về nuôi gà chọi
Ông Phạm Thanh Việt - Giám đốc Công ty Alphanoi chia sẻ kinh nghiệm về nuôi gà chọi

Cũng theo ông Nguyễn văn Thiện, tuy đây là lần thứ nhất Hội Chọi gà dân gian được tổ chức, nhưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nghệ nhân gà chọi đến từ các địa phương trong cả nước và các nước bạn như Thái Lan, Philippines. “Tôi mong muốn Hội chọi gà sẽ tạo ra một sân chơi lành mạnh, là động lực để người dân, nghệ nhân nuôi gà chọi tham gia giao lưu công khai, hợp pháp không được lợi dụng chọi gà để tổ chức cá cược và các hành động tiêu cực khác”, ông Thiện chia sẻ thêm

Trong khi đó, ông Phạm Thanh Việt - Giám đốc Công ty Alphanoi chia sẻ: Hiện nay, người dân Bình Định vẫn còn lưu giữ nhiều trò chơi dân gian liên quan đến chọi gà như: Trò chơi đứng trên một chân, chân kia co lên tự nhiên, bàn chân rời khỏi mặt đất, hai tay co phía trước ngực. Khi có lệnh, từng cặp một nhảy lò cò tự nhiên và dùng hai tay đẩy nhau hoặc né tránh. Ai mất thăng bằng để chân chạm đất là bị thấp điểm. Người chạm chân xuống đất lại co chân lên, tiếp tục cuộc chơi. Trong hai phút ai có số lần để chạm đất nhiều hơn, người đó thua… 

“Hội Chọi gà dân gian lần này sẽ phục dựng, gìn giữ và phát triển trò chơi chọi gà dân gian, tạo một sân chơi lành mạnh cho người dân nuôi gà chọi. Hơn hết, phục dựng bài bản Hội Chọi gà dân gian và nghệ thuật nuôi gà chọi ở Bình Định làm cơ sở để tiến đến lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và xa hơn nữa là tiến đến quy trình đề nghị UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, ông Việt cho hay.

Hấp dẫn phần thi làm nước cho gà chọi
Hấp dẫn phần thi làm nước cho gà chọi

Sau Lễ khai mạc, một số nghệ nhân đã trình diễn một công đoạn chế tác trang phục bảo hộ gà chọi; kỹ thuật đan giỏ, lồng gà; chia sẻ bí quyết vượt lên số phận, đóng góp cho nghề chăm sóc gà chọi và phát huy nét đẹp một nghề truyền thống kết lông gà đã có ở Bình Định trên 200 năm qua; trình diễn mỹ thuật vẽ tranh chuyển tải không gian chăm sóc gà chọi; phát triển thành loại hình nghệ thuật hội họa diễn tả không gian thiêng về gà chọi…

Một số hình ảnh về những chú gà chọi tham gia Hội chọi gà

Những chú gà chọi sẽ tham gia tranh tài tại Ngày hội
Những chú gà chọi sẽ tham gia tranh tài tại Ngày hội
Những chú gà chọi sẽ tham gia tranh tài tại Ngày hội
Những chú gà chọi sẽ tham gia tranh tài tại Ngày hội
Những chú gà chọi sẽ tham gia tranh tài tại Ngày hội
Những chú gà chọi sẽ tham gia tranh tài tại Ngày hội
Tin cùng chuyên mục
Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 2 - 3/11, tại tỉnh Tuyên Quang, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu người Sán Dìu đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Quảng Ninh.