Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các DTTS lần thứ XVII năm 2024

T.Nhân-H.Trường - 10:14, 06/06/2024

Tối 5/6, tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định phối hợp với UBND huyện Vân Canh tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao (VH-TT) các DTTS tỉnh Bình Định lần thứ XVII - năm 2024. Khai mạc Ngày hội có sự tham dự của đại diện các sở, ban, ngành, cùng hơn 500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của 6 đoàn VH-TT các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Tây Sơn, Hoài Ân, Phù Cát.

Ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu khai mạc Ngày hội
Ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu khai mạc Ngày hội

Phát biểu khai mạc Ngày hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang cho biết: Trong truyền thống văn hóa Việt Nam nói chung và các DTTS nói riêng, Bình Định tự hào là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, là vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc anh em với phong tục tập quán có nhiều sắc thái độc đáo, đa dạng và đã làm nên nét đặc trưng riêng đậm chất nhân văn và thượng võ của văn hóa Bình Định. Trong những năm qua, tỉnh Bình Định luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS.

“Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, có Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”; triển khai Kế hoạch thực hiện “Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh”, ông Giang nhấn mạnh.

Ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đánh trống khai mạc Ngày hội
Ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đánh trống khai mạc Ngày hội

Cũng theo ông Lâm Hải Giang, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, Ngày hội năm nay là hoạt động có quy mô lớn, hoành tráng, là dịp để giao lưu, trao đổi, giới thiệu những đặc trưng văn hóa các DTTS giữa các địa phương, tạo điều kiện cho đồng bào tham gia các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, thể thao, đáp ứng các tiêu chí văn hóa về nông thôn mới; góp phần khơi dậy sức sống mãnh liệt và tiềm năng sáng tạo văn hóa, văn nghệ, thể thao trong đông đảo đồng bào các dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân các địa phương.

Đại diện cho đơn vị đăng cai Ngày hội, ông Nguyễn Xuân Việt - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vân Canh, cho hay: Ngày hội Văn hóa - Thể thao các DTTS tỉnh Bình Định lần thứ XVII - một trong những sự kiện được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, đã trở thành nơi giao lưu, học hỏi, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các DTTS tỉnh Bình Định. Vân Canh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 40km; diện tích tự nhiên hơn 800km2, có 6 xã và 1 thị trấn, dân số khoảng 32.000 người, với 15 dân tộc cùng sinh sống.

Đông đảo người dân đến chung vui với Ngày hội
Đông đảo người dân đến chung vui với Ngày hội

Đến với Vân Canh là đến với một vùng đồi núi trập trùng với tiếng thác reo, suối chảy; đến với bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo của đồng bào như: Nhà sàn, làng dệt thổ cẩm, không gian văn hóa cồng chiêng, ẩm thực đặc sản núi rừng: Lợn đen, gạo đỏ, rau rừng, rượu ghè; đến với các di tích lịch sử của một thời hào hùng đánh giặc ngoại xâm như chiến thắng Đồi Đá Huê, Ga Mục Thịnh, đồn lính Khố Xanh…

“Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững, những năm qua, huyện Vân Canh đã bám sát chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phối hợp với các sở, ngành triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của các DTTS. 

Đến nay, 28/28 làng/khu phố người DTTS, trường NTDT huyện, 2 trường bán trú được trang bị bộ cồng chiêng; thành lập các CLB cồng chiêng; xây dựng tổ hợp tác làng dệt thổ cẩm Hà Văn Trên, tổ chức nhiều lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào; tổ chức các lớp học tiếng nói, chữ viết Chăm H’roi cho cán bộ, công chức, viên chức; quan tâm giữ gìn nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang và hỗ trợ bảo tồn Trống kơ toang, lễ hội cầu mưa, cúng Đổ đầu, lễ mừng lúa mới, lễ cưới truyền thống; hằng năm tham gia lễ hội trống đôi - cồng 3 - chiêng 5 tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên; định kỳ 2 năm/lần tổ chức liên hoan cồng chiêng cấp huyện; lập hồ sơ đề nghị và được Nhà nước công nhận 02 Nghệ nhân ưu tú…”, ông Việt chia sẻ thêm.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định đã đến thăm hỏi, động viên các nghệ nhân, diễn viên tham gia Ngày hội
Lãnh đạo tỉnh Bình Định đã đến thăm hỏi, động viên các nghệ nhân, diễn viên tham gia Ngày hội

Nhân dịp tổ chức Ngày hội, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã đến thăm hỏi, động viên các nghệ nhân và mong các nghệ nhân, diễn viên tiếp tục phấn đấu, phát huy các nét văn hóa độc đáo của đồng bào mình, góp phần vào giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa đa dạng của địa phương.

Một số hình ảnh trong Ngày hội

Lãnh đạo tỉnh Bình Định đến thăm các đoàn tham gia Ngày hội
Lãnh đạo tỉnh Bình Định đến thăm các đoàn tham gia Ngày hội
Lãnh đạo tỉnh Bình Định thăm hỏi các nghệ nhân
Lãnh đạo tỉnh Bình Định thăm hỏi các nghệ nhân
Các đội thi đấu môn bóng chuyền
Các đội thi đấu môn bóng chuyền
Nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Nhiều sắc màu văn hoá truyền thống độc đáo của các DTTS trong Ngày hội
Nhiều sắc màu văn hoá truyền thống độc đáo của các DTTS trong Ngày hội
Nhiều sắc màu văn hoá truyền thống độc đáo của các DTTS trong Ngày hội
Nhiều sắc màu văn hoá truyền thống độc đáo của các DTTS trong Ngày hội
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.