Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Phước Sơn (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống của người Bhnong năm 2024

T.Nhân-H.Trường - 13:43, 25/05/2024

Theo UBND huyện Phước Sơn (Quảng Nam), Ngày hội văn hóa truyền thống của người Bhnong (nhánh địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng) năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 19 - 21/7, với chủ đề “Sắc màu văn hóa Bhnong - Hội nhập và phát triển”.

Nhiều hoạt động văn hóa độc đáo sẽ được thể hiện trong Ngày hội văn hóa truyền thống của người Bhnong
Nhiều hoạt động văn hóa độc đáo sẽ được thể hiện trong Ngày hội văn hóa truyền thống của người Bhnong

Sự kiện nhằm giới thiệu, tôn vinh, quảng bá và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Bhnong. Đồng thời, động viên, khuyến khích người dân bảo vệ, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của người Bhnong trong giai đoạn hiện nay.

Ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động thi văn hóa - nghệ thuật: Trưng bày các hiện vật lịch sử, văn hóa, du lịch tiêu biểu của các xã, thị trấn; thi trình diễn nghề truyền thống; trình diễn ẩm thực truyền thống (có ít nhất 6 món ăn và 1 thức uống); trình diễn, tái hiện nghi thức trong Lễ hội truyền thống của người Bhnong bao gồm nghi thức cúng đất lập làng, ăn mừng lúa mới (tết mùa), cúng và ăn mùng 5 (Chahthonk), nghi thức gả vợ, gả chồng, lễ cúng máng nước, lễ đuổi tà ma. Bên cạnh đó, còn có liên hoan nghệ thuật quần chúng như biểu diễn đánh - múa cồng chiêng, hát lý đối đáp, biểu diễn trang phục truyền thống...

Ngoài ra, ngày hội còn tổ chức các trò chơi dân gian qua cầu khỉ, đi cà kheo, thi diễu hành đường phố kết hợp biểu diễn nhạc cụ truyền thống. Dịp này, các đơn vị cũng tổ chức trưng bày, giới thiệu quảng bá các mặt hàng nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.