Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bình Liêu (Quảng Ninh): Lần đầu tiên tổ chức cuộc thi “Người trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất”

Thiên An - Mỹ Dung - 17:37, 22/08/2022

Theo thông tin từ UBND huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), lần đầu tiên, địa phương này tổ chức cuộc thi “Người trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất” năm 2022. Ban tổ chức cuộc thi nhận hồ sơ dự thi từ ngày 20/8 đến hết ngày 30/8.

Các thí sinh sẽ được mặc trang phục truyền thống dân tộc dự thi
Các thí sinh sẽ được mặc trang phục truyền thống dân tộc dự thi

Đối tượng tham gia cuộc thi là nữ công dân Việt Nam từ 15 - 40 tuổi, đang sinh sống học tập và làm việc tại huyện Bình Liêu; có khả năng thuyết trình, có hiểu biết về những nét văn hóa đặc sắc của huyện; có ngoại hình cân đối, ưa nhìn, vẻ đẹp tự nhiên; có sức khỏe, đạo đức tốt.

Các thí sinh tham gia cuộc thi sẽ trải qua 3 vòng thi gồm: Vòng sơ khảo, vòng tuyển chọn và vòng chung kết xếp hạng. Trong đó, vòng chung kết sẽ diễn ra trong khuôn khổ Hội mùa vàng Bình Liêu năm 2022 (khoảng tháng 11).

Các cô gái Bình Liêu xúng xinh trang phục trong ngày lễ, ngày hội
Các cô gái Bình Liêu xúng xinh trang phục trong ngày lễ, ngày hội

Ông Vi Ngọc Nhất, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bình Liêu, cho biết: “Cuộc thi nhằm mục đích giáo dục thẩm mỹ văn hóa và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ huyện Bình Liêu. Đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu nét đẹp về trang phục truyền thống, hình ảnh quê hương, con người Bình Liêu để người dân, du khách có cơ hội tìm hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc của địa phương”.

Ban Tổ chức nhận hồ sơ đăng ký tham dự cuộc thi từ ngày 20/8 đến hết ngày 30/8/2022.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.