Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Bình Phước: Ngăn chặn cầm cố, bán đất canh tác vùng đồng bào DTTS

PV - 11:22, 20/02/2023

Trước tình trạng một số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn “sập bẫy” “tín dụng đen”, cầm cố đất, bán điều non, vay tiền với lãi suất cao, tỉnh Bình Phước liên tục triển khai các biện pháp ngăn chặn.

Tỉnh Bình Phước cảnh báo tình trạng vay nặng lãi, lừa đảo cầm cố đất, bán đất vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Ảnh: K GỬIH/TTXVN
Tỉnh Bình Phước cảnh báo tình trạng vay nặng lãi, lừa đảo cầm cố đất, bán đất vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Ảnh: K GỬIH/TTXVN

Ban Dân tộc tỉnh vừa có công văn đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả các nội dung chỉ đao của UBND tỉnh tại công văn số 2001/UBND ngày 18/6/2021 về việc tiếp tục thực hiện biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng vay nặng lãi, lừa đảo cầm cố đất, bán đất vùng đồng bào DTTS trên địa bàn; công văn số 1858/UBND ngày 21/7/2022 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đất đai trong vùng đồng bào DTTS.

Theo đó, các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức, phát huy tối đa vai trò của già làng tiêu biểu, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tới người dân về tác hại của việc vay nặng lãi, bán điều non, cầm cố đất sản xuất trong thời gian dài.

Các đơn vị, địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS về các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm từng bước thay đổi tư duy của người có nhu cầu về vốn, từ đó cảnh giác với “tín dụng đen”; thông tin, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người DTTS biết, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi theo các chương trình, đề án của Nhà nước, từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại.

Trên địa bàn Bình Phước hiện có 41 dân tộc sinh sống, trong đó người DTTS chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Người dân tộc thiểu số cư trú đan xen và tập trung chủ yếu ở vùng giáp ranh các tỉnh Tây Nguyên, biên giới, địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, tình trạng bán điều non tập trung chủ yếu ở hai huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập. Trước đây, trên địa bàn đã xảy ra tình trạng bán điều non trong vùng đồng bào dân tộc, với diện tích hàng ngàn ha, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trên địa bàn. Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng năm 2020 có 663 hộ bán điều non với gần 1.200 ha; 650 hộ cầm cố, thế chấp, sang nhượng đất ở, đất sản xuất; 186 hộ vay tiền lãi suất cao.

Tháng 7/2022,UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành công văn giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu chỉ đạo, có giải pháp phù hợp, khả thi để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào DTTS, nhất là các đối tượng được giao đất, cho thuê đất do Nhà nước hỗ trợ từ các chương trình, chính sách những năm trước và đất sau quy hoạch 3 loại rừng. Sở định kỳ báo cáo về số lượng giao dịch, mua bán, sang nhượng đất ở, đất sản xuất có liên quan đến người DTTS trên địa bàn. Các đơn vị, địa phương thường xuyên theo dõi, nắm thông tin tình hình vùng DTTS tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong vùng DTTS; xử lý nghiêm trường hợp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để lừa gạt, chiếm đoạt quyền sử dụng đất.

Lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng vay lãi nặng, lừa đảo cầm cố đất, bán đất vùng đồng bào DTTS trên địa bàn; phát huy vai trò của già làng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS để tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ quy định của pháp luật liên quan đến giao dịch về đất đai.

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.