Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc: Góp phần thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Hoàng Quý - 16:38, 01/06/2020

Các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đã phát huy hiệu quả to lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào DTTS. Để có được những kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc. Họ là những người được đào tạo bài bản để phát huy vai trò của mình trong việc hướng dẫn người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

 Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại Quảng Ninh
Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại Quảng Ninh

Là địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 88%, thời gian qua, Bắc Kạn luôn coi trọng việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn, hiện nay, số lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS toàn tỉnh là hơn 8.000 người, chiếm tỷ lệ 81,2%. Số cán bộ, công chức, viên chức người DTTS đạt chuẩn ngạch và vị trí việc làm cấp tỉnh gần 3.000 người; số cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn ngạch và vị trí việc làm cấp huyện là trên 4.000 người. 

Giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh Bắc Kạn có 3.440 cán bộ, công chức, viên chức cần bồi dưỡng kiến thức dân tộc và 3.080 cán bộ, công chức cần bồi dưỡng tiếng DTTS. Việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ công chức, viên chức nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Bà Hoàng Thị Diệu, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Kạn cho biết, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng quản lý... Sau khi hoàn thành các khóa học sẽ được xem xét, bố trí vào các vị trí, chức danh phù hợp, phát huy kiến thức được học tập, cơ bản đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ công tác.

Để nâng cao hiệu quả công tác dân tộc, tỉnh Bắc Giang cũng đang tích cực triển khai các công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức của tỉnh. Theo đó, việc triển khai kế hoạch nhằm trang bị, hoàn thiện về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức. Phấn đấu đến hết năm 2020, 100% cán bộ, công chức là lãnh đạo cấp tỉnh; 80% cán bộ, công chức, viên chức là trưởng, phó ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo cấp huyện; 80% các trưởng, phó phòng các cơ quan chuyên môn cấp huyện và lãnh đạo các xã, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn của 93 xã vùng đồng bào DTTS được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc. 

Đánh giá về việc tổ chức thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025, ông Bế Trung Anh, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc cho biết, năm 2019 đã triển khai 21 đợt tập huấn cho 557 giảng viên, báo cáo viên thuộc các bộ, ngành, các địa phương; tổ chức 42 lớp (mỗi tỉnh 2 lớp, mỗi lớp 30 học viên) bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và đối tượng 4 tại các tỉnh, thành phố; triển khai công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện theo Quyết định số 771/QĐ-TTg…

Theo đó, năm 2020, Đề án sẽ tập trung xây dựng và từng bước hình thành đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc và bồi dưỡng tiếng DTTS. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên phải là những người có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, là chuyên gia, nhà quản lý, nhà hoạch định xây dựng chính sách có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu sâu về lĩnh vực công tác dân tộc. Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc và bồi dưỡng tiếng DTTS phải rõ ràng, ngắn gọn, bám sát được mục tiêu nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác dân tộc, thiết thực, phù hợp với đối tượng.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.