Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cả nước có 24 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình

P. Ngọc - 15:26, 20/09/2021

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình tổ chức dạy học tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tính đến 18h ngày 19/9/2021 có 24 địa phương tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình cho học sinh.

Danh sách 63 tỉnh, thành với các hình thức dạy học
Danh sách 63 tỉnh, thành với các hình thức dạy học

Theo đó, có 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp này gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Có 14 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm : Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thừa Thiên Huế.

Còn lại 24 tỉnh, thành tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công tác dạy và học còn gặp nhiều khó khăn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến, nhất là các khu vực đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Ngoài việc hỗ trợ cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng dịch thiết bị học trực tuyến, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” góp phần để tiến tới phủ sóng Internet ở những vùng còn chưa có sóng và nâng cao chất lượng sóng nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng, phát triển khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội, số hóa việc học tập, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số. 

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.