Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngô thù du

Như Ý - 11:05, 17/09/2021

Cây ngô thù du hay còn được gọi với cái tên là ngô vu, thù du, ngô thù...có vị đắng, tính ôn và hơi có độc tính. Phần quả của cây ngô thù du được sử dụng rất phổ biến để làm dược liệu chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng dược liệu ngô thù du mời các bạn tham khảo.

Cây ngô thù du dùng chữa bệnh đau dạ dày, đau bụng kèm theo đau ngực sườn, ợ chua, đắng miệng, chống viêm, trị lở loét miệng
Cây ngô thù du dùng chữa bệnh đau dạ dày, đau bụng kèm theo đau ngực sườn, ợ chua, đắng miệng, chống viêm, trị lở loét miệng

Chữa nhức răng: Dùng 100g ngô thù cùng với 1 lít rượu trắng. Cho dược liệu vào bình thủy tinh rồi đổ rượu lên và đậy kín nắp bình lại. Ngâm ở nơi thoáng mát trong một tuần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 30ml để ngậm một lúc sau đó súc miệng và nhổ đi.

Bài thuốc trị loét miệng: Ngô thù du và 1 ít giấm. Dược liệu đem tán thành bột mịn rồi trộn với lượng giấm vừa đủ để làm thành hồ. Cho hỗn hợp thuốc vào miếng vải rồi bó vào huyệt dũng tuyền và vùng 1/3 phía trước lòng bàn chân. Bó liên tục trong 24 giờ thì tháo ra.

Trị đau dạ dày, đau bụng kèm theo đau ngực sườn, nôn mửa, ợ chua, miệng đắng: Hoàng liên đem tẩm nước gừng rồi sao qua 6 phần, ngô thù du ngâm nước muối 1 phần. Đem hai dược liệu trên đi sấy khô rồi tán thành bột mịn làm thành viên hoàn, mỗi viên có khối lượng khoảng 3g. Mỗi lần uống từ 1 – 2 viên.

Trị nôn, đau đầu, đau bụng, cước khí do hàn khí nghịch lên: Ngô thù du 5g, đảng sâm, đại táo mỗi vị cân lấy 10g, sinh khương 20g, đem tất cả các vị trên đi sắc lấy nước uống, uống khi còn ấm.

Trị chàm: Ngô thù du 40g đem sao vàng, mai mực 30g, lưu hoàng 8g. Đem tất cả các nguyên liệu tán thành bột mịn đắp lên vùng bị tổn thương. Nếu bị chàm ướt thì dùng bột khô bôi trực tiếp. Còn bị chàm khô thì trộn thuốc với bột chút thầu dầu hoặc dầu mù u rồi bôi trực tiếp lên, cách ngày đắp 1 lần.

Trị đầy bụng, đau do hàn: Ngô thù du 6g, bình lang, mộc qua mỗi vị 10g đem đi sắc lấy nước uống, uống khi còn ấm.

Trị đau bụng từng cơn: Ngô thù du 4g, tiểu hồi 3g, mộc hương 5g, xuyên luyện tử 10g, đem tất cả đi sắc lấy nước uống, uống khi còn ấm.

Trị bìu dái chảy nước, lở ngứa: Đem ngô thù du nấu lấy nước để rửa vùng da bị lở ngứa. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày, thời điểm thích hợp nhất là trước khi đi ngủ.

Chữa đau bụng kinh: Dùng 12g ngô thù du, 12g đẳng sâm, 8g quế chi, 8g gừng, 8g a giao, 8g bán hạ chế, 8g chích cam thảo, 8g xuyên khung, 8g đan bì, 8g đương quy, 8g mạch môn, 8g bạch thược. Các vị thuốc đem cho hết vào ấm rồi sắc chung với nước và uống như nước lọc hằng ngày. Chú ý mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang thuốc duy nhất.

Bài thuốc chữa chậm kinh: Chuẩn bị 8g ngô thù du, 8g thạch xương bồ, 8g trần bì, 8g đương quy, 8g xuyên khung, 8g bạch thược, 12g thục địa, 12g ngải cứu, 16g đẳng sâm. Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đem sắc trên lửa nhỏ với 1 lít nước trong khoảng 10 phút. Chia làm nhiều lần uống khi thuốc còn ấm nóng. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc duy nhất.

Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Lấy 2g ngô thù du, 1g hoàng liên và 2g mộc hương. Đem dược liệu trên đem tán thành bột mịn rồi trộn đều. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Pha với khoảng 100ml nước sôi ấm và uống trực tiếp.

Lưu ý:

Tránh dùng dược liệu ngô thù du với liều lượng cao bởi có thể gây kích thích thần kinh trung ương. Làm phát sinh các triệu chứng như rối loạn thị giác hoặc hoang tưởng. Ngoài ra, những người bị âm hư nhưng có triệu chứng nhiệt cũng cần tránh sử dụng loại dược liệu này.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.