Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc chữa bệnh từ cây hoắc hương

Như Ý - 15:56, 13/09/2021

Hoắc hương hay còn có tên gọi khác là thổ hoắc hương, quảng hoắc hương,.. có vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng tính ôn. Dù xuất hiện khá phổ biến trong tự nhiên nhưng vẫn có không ít người dùng biết đến sự tồn tại của cây thuốc hoắc hương. Hầu như các bộ phận của hoắc hương đều được sử dụng làm dược liệu. Sau đây là một số bài thuốc quý từ cây hoắc hương mời bà con tham khảo.

Từ xa xưa hoắc hương đã được đưa vào sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Từ xa xưa hoắc hương đã được đưa vào sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Trị chứng khó tiêu, bụng sôi: Dùng hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12g, bưởi đào đốt cháy khoảng 6g. Tất cả nguyên liệu đem đi tán mịn, mỗi lần dùng khoảng 2g vào trước bữa ăn khoảng 20 phút. Ngày sử dụng 3 lần.

Trị chứng ngoại cảm hàn thấp: Hoắc hương, đại phúc bì, khương bán hạ, phục linh mỗi vị 10g, bạch chỉ, tô tử, hậu phát, cát cánh, sinh khương mỗi vị 6g, trần bì 5g, cam thảo 3g, đại táo 10g đem đi sắc lấy nước uống.

Hoặc: Hoắc hương, bội lan mỗi vị 10g cũng sắc lấy nước để uống. Bài thuốc này thích hợp sử dụng trị cảm thương hàn, đau nặng đầu, tức ngực, buồn nôn, biếng ăn,…

Chữa tiêu chảy: hoắc hương 12g; nụ sim 8g, sao; đậu ván trắng 8g; sa nhân 8g, mộc hương 8g, cát căn 12g; cam thảo 4g; vỏ rộp ổi 8g; gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa cảm, sốt, ho, đau nhức: hoắc hương 6g, tía tô 6g, hương nhu 6g, lá chanh 8g, cam thảo đất 8g, chua me đất 10g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thổ tả: hoắc hương, hậu phác, cam thảo, sa nhân, mộc hương, thương truật, trần bì, mỗi vị lượng bằng nhau, sắc nước uống.

Chữa phát ban: hoắc hương, hậu phác, trần bì, bồ bồ (nướng), mỗi vị 50g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống nửa thìa cà phê.

Trị mũi viêm mạn tính: Dùng Hoắc hương 160g, tán bột, trộn mật heo làm viên. Mỗi lần uống 4g với nước, ngày 2 lần, liên tục 2-4 tuần.

Trị chứng khó tiêu, bụng sôi: Dùng hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12g, bưởi đào đốt cháy khoảng 6g. Tất cả nguyên liệu đem đi tán mịn, mỗi lần dùng khoảng 2g vào trước bữa ăn khoảng 20 phút. Ngày sử dụng 3 lần.

Trị chứng nôn ói do thấp hàn bên trong: Dùng lá hoắc hương, trần bì, chế bán hạ mỗi vị 10g, đinh hương 2g đem đi sắc uống. Thực hiện liên tục bài thuốc, mỗi ngày 1 lần cho đến khi dứt điểm triệu chứng. 

Chữa bệnh hôi miệng: Hoắc hương có tính sát khuẩn cao, chính vì thế mà người ta thường sử dụng lá hoắc hương và bạc hà mỗi vị 15g sắc nước dùng để súc miệng hàng này. Hoắc hương có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, đánh bay mảng bám trong khoang miệng cực kỳ tốt.

Làm giảm triệu chứng ho: Đối với những người thường xuyên xuất hiện những biểu hiện ho có thể sử dụng lá cây hoắc hương, gừng, chanh, lá me chua đất mỗi vị 15g đem sắc với 500ml nước đến khi cạn một nửa thì có thể sử dụng được. Uống liên tục trong khoảng thời gian 1 tuần dấu hiệu ho của người bệnh sẽ thuyên giảm một cách rõ ràng.

Lưu ý: 

Nhưng người sau không được dùng hoắc hương: Phụ nữ mang thai và cho con bú; Trẻ em; Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với dược liệu. Không sử dụng hoắc hương trước khi phẫu thuật khoảng 2 tuần.

Dược liệu này còn làm ảnh hưởng đến kết quả đo huyết áp, nhất là đối với những người có huyết áp thấp. Đừng nên sử dụng dược liệu này trước khi thực hiện đo huyết áp. Thường xuyên kiểm tra huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm gan định kỳ để theo dõi tình trạng độc tố tích tụ trong gan.

Bảo quản và sử dụng dược liệu đảm bảo, không nên sử dụng dược liệu bị ẩm mốc, có mùi khác lạ. Tốt nhất, nên chia nhỏ liều lượng dược liệu để tránh kích thích hệ tiêu hóa và một số tác dụng phụ không mong muốn./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.