Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Các trường nội trú ở Lào Cai: Chăm lo sức khỏe cho học sinh trước và trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Trọng Bảo - 17:02, 27/06/2024

Sáng ngày 27/6, cùng với hơn 1 triệu thí sinh trong cả nước, 8.328 thí sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã bước vào thi môn đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; trong đó có 323 thí sinh tự do. Do địa hình vùng cao, để bảo đảm cho công tác thi tốt nghiệp diễn ra an toàn, tỉnh Lào Cai đã có phương án tập kết các học sinh về ăn nghỉ tập trung tại các nhà trường. Đặc biệt, với các trường nội trú, việc chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho học sinh được các thầy cô chăm lo tận tình, chu đáo.

Hướng dẫn thí sinh ghi đầy đủ nội dung trước khi làm bài thi tại điểm thi Trường PTDTNT THCS và THPT thị xã Sa Pa
Hướng dẫn thí sinh ghi đầy đủ nội dung trước khi làm bài thi tại điểm thi Trường PTDTNT THCS và THPT thị xã Sa Pa

Với phương châm “Trò chưa thi, thầy chưa nghỉ hè”; thời gian qua, các thầy cô giáo tại các trường nội trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai luôn đồng hành với các em học sinh, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, giúp các em có được hành trang kiến thức và tâm lý tốt nhất để bước vào kỳ thi. 

Quan tâm, động viên các em học sinh tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp
Quan tâm, động viên các em học sinh tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp

Cô giáo Trần Xuân Mai, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai cho biết: Ngoài việc hỗ trợ kiến thức, phân bổ thời gian ôn luyện hợp lý trên lớp, các thầy cô giáo của Trường thường xuyên thăm hỏi, động viên các em học sinh. Với tinh thần tự nguyện, xuất phát từ tình yêu thương và trách nhiệm với học trò, các thầy cô luôn sẵn sàng hỗ trợ, giảng dạy thêm cho học sinh bất kể thời gian nào.

Các em học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai miệt mài ôn luyên cho kỳ thi tốt nghiệp
Các em học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai miệt mài ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp

“Theo phân công, các thầy cô vẫn đến trường, kể cả là những thầy cô không dạy khối 12 nhưng sẽ tham gia trực nội trú để quản lý các em và hướng dẫn các em ôn tập; còn các thầy cô dạy khối 12 thì lên lớp ôn tập cho các em”, cô Mai cho biết thêm.

Ngoài việc tập trung ôn luyện, việc chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh cũng được các nhà trường chú trọng. Dù năm học 2023-2024 đã kết thúc, nhưng hoạt động nội trú tại các Trường vẫn được duy trì, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho học sinh. Điều đó đồng nghĩa với việc các thầy cô tạm gác lại khoảng thời gian nghỉ hè để đồng hành, chăm lo cho các em từ bữa ăn, giấc ngủ.

“Nhà trường rất chú trọng đến dinh dưỡng hằng ngày của các em nên ngoài các bữa ăn theo chế độ nội trú, các em còn được bổ sung thêm các bữa ăn phụ để bảo đảm sức khỏe như tổ chức nấu cháo, bổ sung hoa quả, nước giải khát... để các em giữ được sức khỏe trước khi bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT”, cô Phạm Minh Huệ, giáo viên Trường PTDT  nội trú THCS và THPT huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nhấn mạnh.

Ngoài ôn luyện kiến thức, các trường nội trú cũng đặc biệt quan tâm bổ sung dinh dưỡng cho các em học sinh trước và trong thi thời gian thi
Ngoài ôn luyện kiến thức, các trường nội trú cũng đặc biệt quan tâm bổ sung dinh dưỡng cho các em học sinh trước và trong thi thời gian thi

Do địa hình vùng cao, đường sá đi lại khó khăn, để bảo đảm cho công tác thi tốt nghiệp diễn ra an toàn, tỉnh Lào Cai đã có phương án tập kết các học sinh về ăn nghỉ tập trung tại các nhà trường. Hình ảnh các thầy cô không quản ngại ngày đêm, tận tụy, hết lòng vì học sinh đã giúp các em được tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực để bước vào kỳ thi quan trọng này.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.