Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Các ứng cử viên ĐBQH người DTTS: Đặt trọng tâm chương trình hành động về vùng DTTS và miền núi

Hiếu Anh - 11:29, 17/05/2021

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang tới rất gần. Để vận động tranh cử, các ứng cử viên ĐBQH nói chung, ứng cử viên người DTTS nói riêng đã thể hiện tâm huyết, trách nhiệm thông qua Chương trình hành động của mình. Trong đó, nhiều ứng cử viên đặt trọng tâm chương trình hành động về vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ứng cử viên Hoàng Quốc Khánh
Ứng cử viên Hoàng Quốc Khánh

Ứng cử viên Hoàng Quốc Khánh: Sẽ kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ quan tâm hơn nữa đến các tỉnh miền núi, biên giới.

Ứng cử viên Hoàng Quốc Khánh, dân tộc Giáy, sinh năm 1974, thường trú tại phường Đoàn Kết, TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Ông tốt nghiệp khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Ông Hoàng Quốc Khánh hiện là Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư cho các tỉnh miền núi, trong đó có Lai Châu. Hầu hết các chính sách này đã phát huy hiệu quả, qua đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, bộ mặt đô thị, nông thôn của tỉnh có nhiều khởi sắc. 

Tuy nhiên, so với cả nước, thì Lai Châu vẫn là tỉnh nghèo, đời sống của một bộ phận Nhân dân vùng sâu, vùng biên giới còn rất nhiều khó khăn, giao thông đi lại không thuận lợi, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp và không đồng đều. Để giải quyết những vấn đề này ngoài sự cố gắng của tỉnh, huyện và người dân, cần có sự quan tâm về nguồn lực và ban hành cơ chế chính sách đặc thù của Quốc hội, Chính phủ.

Do đó, nếu được cử tri tín nhiệm bầu là ĐBQH, tôi sẽ kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ quan tâm hơn nữa đến phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, các địa phương có biên giới, có đông đồng bào DTTS sinh sống như tỉnh Lai Châu.

Tôi cũng sẽ cùng với các ĐBQH làm tốt việc giám sát việc tổ chức thực hiện luật và các chính sách được Quốc hội, Chính phủ ban hành. Nhất là việc triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoàn 2021 – 2030.

Ứng cử viên Đinh Thị Hoa Sen (bên trái) trong trang phục truyền thống dân tộc Co
Ứng cử viên Đinh Thị Hoa Sen (bên trái) trong trang phục truyền thống dân tộc Co

Ứng cử viên Đinh Thị Hoa Sen: Quan tâm đến vấn đề xây dựng các chế độ, chính sách cho giáo viên, học sinh vùng khó khăn.

Ứng cử viên Đinh Thị Hoa Sen, dân tộc Co, sinh năm 1979, tại xã Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Cô hiện là giáo viên công tác tại Trường THPT Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Những năm qua, cùng với sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc đã có nhiều nỗ lực, từng bước vượt qua khó khăn để vươn lên xây dựng cuộc sống và phát triển quê hương. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan, điều kiện kinh tế xã hội một số vùng vẫn còn những khó khăn nhất định. 

Có thể kể đến như: tỉ lệ hộ nghèo còn cao; vấn đề bình đẳng giới còn phức tạp; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn đưa đáp ứng được yêu cầu; bố trí việc làm cho sinh viên sau khi ra trường bộc lộ nhiều bất cập …

Đây là những vấn đề mà Nhân dân quan tâm và mong muốn được Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo tiếp tục có những cơ chế chính sách để giải quyết. Tôi nghĩ đó là những mong muốn và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

Vì vậy nếu được cử tri tín nhiệm bầu tôi làm ĐBQH, tôi sẽ chủ động, tích cực nghiên cứu, tham gia đóng góp xây dựng các Luật, cơ chế, chính sách vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tôi cũng sẽ tích cực tham gia đóng góp xây dựng các Luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, thành thị và nông thôn.

Tôi cũng sẽ cùng với các ĐBQH tích cực tham gia đóng góp xây dựng các luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để hệ thống giáo dục và đào tạo phục vụ tốt nhất nhu cầu được học tập của các tầng lớp Nhân dân trong xã hội. Quan tâm đến vấn đề xây dựng các chế độ, chính sách cho giáo viên, học sinh vùng khó khăn…

Ứng cử viên Giàng Thị Dùa phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri vận động bầu cử
Ứng cử viên Giàng Thị Dùa phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri vận động bầu cử

Ứng cử viên Giàng Thị Dùa: Quan tâm đến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

Ứng cử viên Giàng Thị Dùa, dân tộc Mông, sinh năm 1994, tại xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Hiện cô là cán bộ Huyện đoàn Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Là ứng cử viên nữ người DTTS, sinh ra và lớn lên trên quê hương còn nhiều gian khó, tôi mong muốn có thể vận dụng các kinh nghiệm làm việc và kiến thức được đào tạo để đề xuất các chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, nhằm nâng cao điều kiện sống cho đồng bào.

Tôi rất quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Theo đó, nếu được bầu là ĐBQH, tôi sẽ đề xuất kiến nghị tiếp tục quan tâm việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Với vị trí, vai trò là cán bộ Đoàn, tôi luôn phải đặt vấn đề làm sao có thể đáp ứng sự kỳ vọng của thanh niên đối với các tổ chức Đoàn? Làm sao để tiếp tục đưa phong trào Đoàn phát triển và tạo sức mạnh tập thể của các đoàn viên thanh niên, có những hoạt động mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của thanh niên.

Để làm tốt vấn đề này, tôi sẽ cùng với các ĐBQH kiến nghị với Quốc hội và các cơ quan chức năng, cần phải có những quyết sách phát huy chất xám của những trí thức trẻ để đóng góp cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn; giải quyết, bố trí việc làm cho thanh niên; có chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp phát triển kinh tế; kết nối các nguồn vốn cho thanh niên; chính sách hỗ trợ thanh niên yếu thế có cơ hội hòa nhập cộng đồng và phát triển một cách bình đẳng.

Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.