Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Cách điều trị sốt xuất huyết bằng thảo dược tự nhiên

Như Ý - 15:06, 07/10/2022

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm và được truyền từ muỗi Aedes-aegyph (muỗi vằn) mang virus Dengue. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này nên giải pháp phòng ngừa, điều trị bằng liệu pháp tự nhiên, cổ truyền sẽ có tác dụng tích cực, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh trong giai đoạn đầu mà không gặp phải các biến chứng bất lợi. Sau đây là bài thuốc hỗ trợ trị bệnh sốt xuất huyết từ thảo dược mời các bạn tham khảo.

Cách điều trị sốt xuất huyết bằng thảo dược

Lá đu đủ có tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu. Bạn hãy hái vài lá đu đủ tươi, dùng nước pha muối ấm rửa sạch, say nhuyễn cùng với nước, bổ sung chút đường vào cho dễ uống. Nước si-rô đu đủ thành phẩm có mùi cay, hương vị hơi đắng. Nên uống hai lần/ngày trong thời gian 5 ngày liên tục.

Rau mùi là thảo dược quý, không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn có đặc tính chữa bệnh sốt. Giã nhỏ một nắm rau mùi, hòa nước lọc lấy 10ml, uống hai lần ngày. Cũng có thể nhai mùi tươi, giống như ăn rau thơm, đặc biệt rau mùi rất lành, dù ăn nhiều hay ít không gây độc, nhưng lại hiệu quả cho nhóm người bị sốt.

Cây húng quế: được dùng để điều trị bệnh sốt xuất huyết nhờ khả năng tăng cường miễn dịch, nhất là khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm. Có thể ăn trực tiếp húng quế hàng ngày hay dùng như trà. Cũng có thể mua các viên thuốc thảo dược bào chế từ húng quế sẽ có tác dụng tốt ngừa và giảm bệnh khi bị sốt.

Cây cỏ nhọ nồi
Cây cỏ nhọ nồi

Cây cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu nên sử dụng để tránh sốt xuất huyết. Bình thường, người bị sốt xuất huyết có thể dùng cỏ nhọ nồi giã ra uống, nhưng để tác dụng tốt hơn có thể kết hợp với các loại vị thuốc khác như: Dùng 20g lá tre, 20g hạ khô thảo, 16g rễ cỏ tranh, 16g cỏ nhọ nồi, 16g trắc bá diệp sắc vừa đủ 100ml, uống trong ngày.

Hoặc dùng 20g kim ngân hoa, 12g liên kiều, 12g hoàng cầm, 20g rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi 16g, hoa hòe 16g, chi tử 8g. Nếu khát nước, thêm huyền sâm, sinh địa mỗi thứ thêm 12g, sốt cao thêm tri mẫu khoảng 8g.

Khi đang sốt cũng có thể dùng cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Cách điều trị sốt xuất huyết bằng thảo dược 2

Lá cúc tần có tác dụng hạ sốt rất tốt. Dùng 12g lá cúc tần, 20g sắn dây củ, 16g cỏ mực, 16g rau má, 16g mã đề, 16g lá tre, 16g trắc bá diệp (sao đen), gừng tươi 3 lát. Cho 600ml nước sạch, đun sôi còn lại 300ml, để ấm, uống ngày 3 lần cho người lớn.

Lá neem: hay còn gọi là cây nim, sầu đâu. Dung dịch lá neem có thể ức chế sự sao chép của virút dengue, kháng virút nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Bạn cần hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, có thể nhai sống, nếu đắng thì dùng nước, ngậm một lúc sau đó nuốt. Hoặc cũng có thể dùng lá neem tươi cho vào nồi đun kỹ, lọc lấy nước cốt, để nguội, uống ngày hai lần.

Rễ cây muồng có tác dụng chữa bệnh cực tốt. Thuốc bổ chế từ rễ cây muồng được xem là có hiệu nghiệm với người bị sốt xuất huyết. Rễ cây muồng cần chế biến sạch, phơi khô sau đó thái nhỏ hoặc nghiền thành bột mịn, khi dùng, đun nước sôi pha một lượng bột vừa phải. Cũng có thể hãm rễ muồng khô trong nước sôi 15 phút hoặc ngâm qua đêm, khi dùng nên lọc hết phần xơ cứng, chỉ dùng nước đã qua lọc sạch và uống như nước chè.

Cây cối xay
Cây cối xay

Lá cối xay có tác dụng chữa cảm sốt, thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu. Khi bị sốt, hãy dùng lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 - 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 - 40g (nếu khô thì 15 - 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày. Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu nhức đầu, nôn, khát nước cho thêm sắn dây 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.

Lá cỏ cà ri có tác dụng rất tốt trong việc trị bệnh, đặc biệt là khả năng kháng virút. Nhổ một nắm cỏ càri, dùng cối giã nhuyễn, sau đó pha với nước sôi để nguội. Cũng có thể dùng lá càri tươi đung trong nước sôi, sau đó dùng phin cà phê lọc, uống như uống nước trà.

Cách điều trị sốt xuất huyết bằng thảo dược 4

Nhóm rau, quả cung cấp vitamin C: nhóm có múi (cam, chanh, bòng bưởi, quất...), các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi, quả quả việt quất…), các loại rau dạng mầm (bông cải xanh, bắp cải, súp lơ…), các loại ớt (ớt chuông vàng, ớt đỏ, ớt xanh), các loại trái cây khác (đu đủ, xoài, dứa, dưa đỏ, dưa hấu, cà chua, trái kiwi rất cần thiết hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virút và kháng viêm. Do vậy, bệnh nhân sốt xuất huyết được khuyên nên dùng các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C.

Các loại rau lá xanh

Nhóm rau xanh dạng lá rất giàu dinh dưỡng và cho dù bị sốt xuất huyết hay khỏe mạnh, ăn nhiều loại rau này sẽ có lợi cho sức khỏe. Nên nhớ, khi đang bị bệnh sốt xuất huyết, mọi người nên tránh thực phẩm rắn. Vì vậy, dùng các loại rau dưới dạng thức ăn mềm, nước ép sẽ giúp bệnh nhanh thuyên chuyển. Rất đa dạng như rau bina (rau chân vịt), cải xoăn và rau xanh, có thể ăn dưới dạng salát hoặc xay thành sinh tố, bổ sung thêm đá lạnh hoặc ướp lạnh trước khi dùng. Cũng có thể dùng kết hợp với các loại nước trái cây khác, nhất là nhóm giàu vitamin C.

Lưu ý: Điều trị sốt xuất huyết bằng thảo dược có hiệu quả cao ở giai đoạn đầu của bệnh, tương ứng với mức độ I và độ II theo cách phân loại của y học hiện đại. Điều trị giúp hạn chế bệnh chuyển nặng và giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn./.

Tin cùng chuyên mục
Bùng phát dịch sởi, cả nước đã có 5 ca tử vong

Bùng phát dịch sởi, cả nước đã có 5 ca tử vong

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca xét nghiệm dương tính với sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi (TP. HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong).