Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng giữa cộng đồng

Cách làm du lịch rất riêng của Sùng Mí Phìn

Duy Ly - 14:31, 10/11/2021

Đã 1 năm trôi qua, kể từ khi dự án “Phát triển du lịch bền vững” mà anh tâm huyết mang đến với cộng đồng, ngành du lịch gặp khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng Sùng Mí Phìn vẫn giữ trong mình ngọn lửa đam mê, bởi Phìn bảo, làm du lịch là sự lựa chọn đến từ “con tim và lý trí” của Phìn .

Sùng Mí Phìn (phải) tham gia Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo dành cho thanh niên nông thôn”
Sùng Mí Phìn (phải) tham gia Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo dành cho thanh niên nông thôn”

Mạnh dạn thay đổi 

Sùng Mí Phìn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa đầu của Tổ quốc tại thôn Lũng Hòa B, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Chàng trai sinh năm 1994, có vóc dáng nhỏ bé này, đang nổi lên với dự án “Phát triển du lịch bền vững” giành giải Nhì cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc”; đồng thời được lựa chọn là gương điển hình tiến tiến dự và tham luận tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng năm 2020 của tỉnh Hà Giang.

Là người con vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, Phìn hiểu về cuộc sống nơi đây, khi xung quanh, nhìn đâu cũng chỉ có đá và đá. Như bao người khác, nếu không bỏ quê lên phố làm ăn, thì cũng ở nhà hằng ngày công việc nương rẫy. Còn với Phìn, dù đã từng học Sư phạm theo mong muốn của gia đình, nhưng chỉ sau một thời gian đi làm, cảm thấy cuộc sống có phần gò bó, bởi Phìn vốn là người ưa dịch chuyển, yêu khám phá, nên Phìn đã chuyển hướng.

Sùng Mí Phìn bên ngôi nhà của mình ở xã Sà Phìn, Đồng Văn
Hiện tại anh ở nhà phụ giúp gia đình chăn nuôi, lên rẫy và làm Youtube giới thiệu về cảnh sắc, văn hóa và đời sống đồng bào dân tộc

Sau một thời gian quan sát, Sùng Mí Phìn nhận thấy vùng đất quê hương còn rất nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, nếu không tận dụng cơ hội thì sẽ lãng phí. "Thay vì chọn cuộc sống hàng ngày đi làm nương rẫy, rất khó để làm giàu, thì mình muốn tìm một hướng đi mới mẻ hơn, giúp thay đổi bản thân và thay đổi tư duy của bà con trên này”, Phìn chia sẻ.

Động lực bắt nguồn từ một câu hỏi

Sùng Mí Phìn và Tẩn Thị Su, người sáng lập Dự án SaPa O'Châu. Tẩn Thị Su cũng là người giúp Phìn học tiếng Anh miễn phí
Sùng Mí Phìn và Tẩn Thị Su, người sáng lập Dự án SaPa O'Châu, cũng là người giúp Phìn học tiếng Anh miễn phí

Đam mê du lịch là một phần, nhưng động lực thúc đẩy Sùng Mí Phìn quyết tâm theo đuổi làm du lịch, cũng như việc học tiếng Anh, lại là câu chuyện bắt đầu từ “Bãi đá mặt trăng”.

Phìn chia sẻ: Khi cùng mẹ bán hàng tại khu Bãi đá mặt trăng thì có khách nước ngoài đến hỏi hai mẹ con anh về tên gọi của khu vực này, cũng như ý nghĩa của nó. Cả hai mẹ con anh khi đó đều rất lúng túng, không thể giải thích được cho khách. Bản thân Phìn lại càng tiếc nuối hơn, vì không thể giới thiệu được về vẻ đẹp của nơi đây - điều mà anh luôn tự hào mỗi khi được hỏi đến. Suốt những ngày sau, anh luôn đau đáu suy nghĩ về nó. Và rồi Phìn đã quyết tâm đi học tiếng Anh để thay đổi điều này.

Cuối 2018, Sùng Mí Phìn quyết định đến Sa pa - nơi rất nhiều người Mông thành thạo tiếng Anh, để học ngoại ngữ. Người quản lý lớp học đó chính là chị Tẩn Thị Su - Người sáng lập dự án Sapa O’Châu, đồng thời được tạp chí uy tín Forbes xướng tên trong danh sách 30 Under 30 (30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi). Chị Su đã nhận dạy Phìn miễn phí và định hướng cho anh cách làm du lịch đúng nghĩa.

Năm 2019, Sùng Mí Phìn tạm biệt Sa pa về với cao nguyên đá Đồng Văn, bắt tay làm du lịch theo cách Phìn cảm nhận và học được. Phìn bắt đầu đón tiếp những vị khách du lịch đầu tiên tại “White Hmong Homestay” của mình (có nghĩa là Homestay của người Mông trắng - một nhóm của dân tộc Mông trên Cao nguyên đá), để giới thiệu được văn hóa địa phương, nét riêng, độc đáo của Hà Giang cho du khách trong và ngoài nước.

Những vị khách du lịch được trải nghiệm các hoạt động thường ngày của đồng bào vùng cao
Những vị khách nước ngoài rất thích thú với các hoạt động du lịch trải nghiệm của đồng bào

Với định hướng biến Homestay thành “nhà ở thật sự”, hạn chế tối đa dịch vụ hóa du lịch - (điều mà Phìn lo lắng là sẽ dễ làm mất đi bản sắc truyển thống), hướng tới tạo ra trải nghiệm chân thật nhất, gần gũi nhất với cuộc sống của người Mông cho du khách.

Do vậy, Sùng Mí Phìn không thay đổi quá nhiều ngôi nhà của mình, mọi hoạt động của du khách sẽ giống như chính những người địa phương nơi đây. Họ sẽ bắt đầu ngày mới và kết thúc một ngày như những người dân địa phương thực sự. Sáng sớm, gùi quẩy tấu lên nương cắt cỏ, hái rau, trồng ngô… mùa nào việc nấy; chiều đến se lanh, dệt vải; tối cùng nấu nướng và ăn các món ăn truyền thống, ní chuyện với nhau về những câu chuyện đời sống thường ngày…

Những vị khách du lịch được trải nghiệm các hoạt động thường ngày của đồng bào vùng cao
Những vị khách du lịch sẽ bắt đầu ngày mới và kết thúc một ngày như người dân địa phương thực thụ

Vững tâm trước đại dịch

Ngày chưa có Covid-19, trung bình Homestay của Sùng Mí Phìn đón khoảng 100 khách/tháng. Du khách đến với Phìn chủ yếu từ sự “mới lạ và uy tín” mà Homestay của anh mang lại.

Phìn cũng tạo điểm đến trên Google Map (bản đồ Google) để định vị cho mọi người biết rằng, tại đây có một Homestay, còn việc du khách nước ngoài tìm đến và quay lại với anh, giới thiệu Homestay của anh với nhiều người khác đều do trải nghiệm của chính họ mang lại.

Phìn chia sẻ, Phìn có lợi thế là am hiểu về đời sống và văn hóa truyền thống, do vậy Phìn chỉ cần nắm bắt đúng cơ hội và được gia đình, địa phương quan tâm ủng hộ, đã  giúp anh rất nhiều trên con đường lập nghiệp.

Sùng Mí Phìn giới thiệu về Homestay của mình trên kênh Youtube cá nhân
Sùng Mí Phìn giới thiệu về Homestay của mình trên kênh Youtube cá nhân

Còn khó khăn hạn chế, đó là kinh nghiệm và trải nghiệm làm du lịch chưa được nhiều, vốn ít, chủ yếu tự thân. Không những vậy, vừa triển khai dự án được hơn 1 năm, thì dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài đến tận bây giờ, khiến dự án gần như giậm chân tại chỗ”.

Mặc dù vậy, Sùng Mí Phìn vẫn luôn giữ niềm tin vào công việc này. Hiện tại anh ở nhà phụ giúp gia đình việc nương rẫy, song song là làm Youtube giới thiệu về cảnh sắc, văn hóa và đời sống đồng bào dân tộc nơi đây, vừa để thỏa mãn đam mê vừa giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho nhiều bạn trẻ khác trong thời gian chờ du lịch mở cửa trở lại...

Phìn bảo, không chỉ riêng anh, mà rất nhiều những người làm du lịch khác cũng đang rất mong đến ngày du lịch nhộn nhịp trở lại, để anh lại được tiếp tục công việc mà mình yêu thích.

Tin cùng chuyên mục
La Văn Vinh – Người Đan Lai đầu tiên trở thành bác sĩ

La Văn Vinh – Người Đan Lai đầu tiên trở thành bác sĩ

Những trăn trở từ hiện thực cuộc sống đã thôi thúc chàng thanh niên người Đan Lai La Văn Vinh (ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, Con Cuông, Nghệ An) không ngừng rèn luyện, nỗ lực học tập để trở thành bác sĩ. Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu tốt ngiệp Trung cấp Y Vinh, cầm tấm bằng y sĩ, chàng trai trẻ La Văn Vinh không tìm nơi đô thị hay nơi thuận lợi lập thân lập nghiệp mà háo hức quay trở về, phục vụ Nhân dân, phục vụ bản làng.