Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Cách phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây hồng xiêm

Như Ý - 11:30, 25/07/2022

Hồng Xiêm hay còn gọi là Sapoche là một loại cây ăn trái được trồng khá nhiều ở nước ta. Hồng xiêm có sức sinh trưởng tốt, cây khoẻ, dễ trồng. Tuy nhiên hồng xiêm vẫn bị tấn công bởi một số loại sâu bệnh hại phổ biến như: bệnh thối trái, rệp sáp… Sau đây là cách phòng trị sâu bệnh hại trên cây hồng xiêm mời bà con tham khảo.

Cách phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây hồng xiêm
Cách phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây hồng xiêm

Sâu đục bông (Fustalodes anthiuora, Clarke; Lepidoptera)

Thành trùng là bướm nâu nhỏ, cánh căng ngang 1,2 cm. Bướm đẻ trứng vào đêm trên hoa sắp nở. Sâu non nở ra ăn cánh hoa và cắn phá bầu noãn làm giảm số trái thụ và giảm năng suất. Sâu màu nâu đỏ, dài 0,6 cm, nhộng màu nâu sẫm. Vòng đời gồm: Trứng (2 - 5 ngày) - Sâu (11 ngày) - Nhộng (5 ngày) và bướm. Sâu có thể bị diệt bằng một số loài thiên địch. Bà con có thể xịt các loại thuốc thông dụng (Azodrin 10DD, Monitor 50ND, 0,2% chế phẩm) xịt vào trước khi hoa nở.

Sâu đục trái

Sâu bắt đầu đục phá lúc trái đạt 1cm đến sắp thu hoạch. Từ trái bị đục, sâu có thể di chuyển sang các trái lân cận trên cùng nhánh để phá hại. Đối tượng rất quan trọng trên cây hồng xiêm vì có thể làm thất thu 30% năng suất và làm 60% số trái không có giá trị thương phẩm. Thành trùng là bướm nâu, sải cánh 2,5cm. Sâu màu hồng, thân có nhiều chấm đen, dài tối đa 3cm, hóa nhộng (màu nâu sẫm) bên trong trái. Thường gây hại từ tháng 12 - 3.

Phòng trị bằng cách hái bỏ và thiêu hủy tất cả trái bị sâu mùa trước còn sót lại để không lây lan mùa sau. Xịt các loại thuốc lưu dẫn (Azodrin, Monitor, Basudin...) cách 2 tuần từ khi đường kính trái được 1 cm đến 2 tuần trước khi hái. Cũng có thể nuôi kiến hôi để diệt sâu (nhưng cần đề phòng vì kiến hôi thường nuôi rệp sáp để hút mật).

Ruồi đục trái

Khi trái chín, ruồi đẻ trứng và dòi đục vào ăn bên trong trái, làm trái thối, gây thiệt hại đáng kể. Bà con nên thu hoạch khi trái vừa chín. Dùng chất dẫn dụ Metyleugenol trộn với thuốc sát trùng hoặc dùng chất Vizubon D để diệt ruồi.

Bọ đục cành

Bù xè đục thành đường dưới vỏ và đục vào trong gỗ thân chính, hoặc các cành lớn làm cho cành gãy khi có gió mạnh. Cành cây bị chảy mủ từng đoạn và phân gỗ trắng đổ ra rơi trên mặt đất. Bà con cần tìm đường đục trên cây rồi dùng bông gòn tẩm thuốc trừ sâu (Karate, Basudin…) nhét vào rồi bơm nước cho thuốc thấm vào để diệt. Tránh gây thương tích trên thân và cành tạo đường xâm nhập cho bù xè.

Rệp sáp và rầy mềm

Tấn công đọt non, lá và trái, làm giảm phẩm chất của trái. Đây là đối tượng khó phòng trừ nên phun xịt định kỳ 5-7 ngày/lần, bằng các loại thuốc Trebon, Applaurd, Fenbis, Karate.

Cách phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây hồng xiêm 1

Bệnh đốm mốc xanh, mốc xám

Thường xuất hiện mặt trên của các lá già bên dưới. Các đốm bệnh có hình tròn, kích thước từ 0,5-3 mm, màu trắng xám hay xanh đọt chuối. Ở tâm vết bệnh có thể có các ổ nấm màu đen.

Không trồng dày, vệ sinh vườn tượt, tạo điều kiện thông thoáng tránh ẩm độ cao trong vườn. Đồng thời có thể phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh phèn theo tỷ lệ 1:1:100 hoặc Cocide ,Coc 85,… Bà con nên hái tiêu huỷ tất cả các trái bị sâu mùa trước còn sót lại, tránh lây lan cho mùa sau. Sau đó dùng 1 trong các loại thuốc sau: Karate, Cyper Alpha… phun định kỳ 2 lần/ngày.

Bệnh thán thư (do nấm Glomerella cingulata)

Trên cả 2 mặt lá có các đốm bất dạng, màu vàng. Đốm bệnh sau đó biến sang màu xám trắng hay nâu nhạt và tạo nhiều ổ nấm đen trên đó. Nhiễm nặng, lá sẽ bị vàng. Cần phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng Zineb nồng độ 2/1.000.

Bệnh đốm lá (Pestalotia versicolor)

Trên lá có nhiều đốm bệnh nhỏ màu nâu đỏ, sau đó lớn dần có hình tròn, đường kính vết bệnh 1-3 mm, tâm màu xám trắng, viền màu nâu đậm hoặc nâu đỏ. Ở tâm vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu đen. Nên phun các lọai thuốc thông thường như hỗn hợp Bordeaux, Zineb,Benomyl hay Funguran 20-30 g/bình 8 lít,cocide.

Bệnh bồ hóng

Bệnh này thường đi kèm với các côn trùng như rệp sáp,rệp dính,…Vì vậy bồ hóng thường phổ biến ở các vườn có mật số rệp cao. Do lớp bồ hóng đen có thể bám trên bề mặt của lá và trái nên làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây và vẻ đẹp của trái. Bà con cần kiểm soát trực tiếp các loại rầy rệp.Trường hợp cây bị quá nhiều bồ hóng có thể phun nước để làm tróc lớp bồ hóng đi, hoặc tỉa bỏ bộ phận bị bệnh.

Bệnh đốm rong (do rong Cephaleuros virescens)

Lá có các đốm tròn đường kính khoảng 0,5-1 cm; màu nâu trên có rêu phủ màu rỉ sắt như lớp nhung. Mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt. Cần phun bằng các loại thuốc gốc đồng như: Bordeaur 1%, Copper - Zinc ở nồng độ 2-3/1.000.

Bệnh cháy khô đầu, mép lá

Bệnh do nhiều loại nấm tấn công như Phomopsis, Pestalotia,Sabotae và B.theobromae. Đây là bệnh khá phổ biến trên cây Sapochê và chủ yếu xâm nhiễm ở các lá ngọn. Bệnh làm cháy khô từng mảnh lớn ở đầu hoặc mép lá. Cần dùng các loại thuốc trừ nấm Benomyl hay Appencarb, Daconil với liều lượng như khuyến cáo.

Bệnh cháy bìa lá (do nấm Fusicoccum sapoticola Chim Rao)

Dọc theo bìa lá có các vết bất dạng, nhỏ, màu nâu. Sau đó các nhóm liên kết làm lá cháy từng mảng bất dạng. Hãy phun zineb, Maneb, Benomyl ở nồng độ 2/1.000./.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.