Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây măng tây

Như Ý - 11:34, 04/07/2022

Cây măng tây được xem là một loại rau có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc măng tây thường bị nhiễm một số loại sâu bệnh gây chết cây, giảm chất lượng và năng suất thu hoạch. Sau đây là một số phương pháp để măng tây có thể phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh mời bà con tham khảo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số loại sâu gây hại cho cây măng tây

Sâu xanh: Hay còn có tên gọi là Spodoptera exigua, đây là một loại sâu thuộc họ Noctuidae. Với kích thước dài khoảng từ 2 - 3cm, sâu xanh có màu xanh ở thân và một vài sọc trắng nhạt ở hai bên cạnh. Loại sâu này gây hại cho nhiều loại thực vật như: Cây cải, cà chua, cần tây, đậu và nhiều cây hoa màu, trong đó bao gồm cả măng tây.

Sâu đàn: Hay còn có tên là Pseudaletia unipuncta, cũng cùng với sâu xanh, chúng thuộc họ Noctuidae. Khi trưởng thành sâu đàn sẽ trở thành một loài bướm với kích thước thân từ 18mm cho đến 20mm. Tuy nhiên, khi còn là sâu đây là loài sâu gây hại nhiều cho ruộng lúa và cả cây măng tây nữa.

Sâu đất: Hay còn gọi là Agrotis ypsilon, thuộc họ Noctuidae. Sâu đất sau khi trưởng thành cũng sẽ trở thành bướm với kích thước sải cánh từ 45mm cho đến 55mm. Sâu đất gây hại cho nhiều loại hoa màu trong đó bao gồm cả măng tây. Chúng thường gây hại cho cây trồng trong giai đoạn cây con làm giảm năng suất cây trồng nhiều lần.

Để đề phòng bệnh hại từ sâu gây ra cho măng tây bà con nên thực hiện các biện pháp sau đây:

Làm đất thật kỹ, xử lý đất trước khi gieo trồng. Cày ải, phơi đất trước khi gieo trồng hai tuần để trứng sâu bị tiêu diệt.

Trồng các loại hoa xung quanh để thu hút thiên địch có lợi cho cây và hạn chế sâu bệnh. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế phun quá nhiều thuốc trừ sâu để bảo vệ thiên địch. Chỉ nên phun thuốc khi phát hiện có sâu bệnh với lượng vừa phải và tốt nhất nên phun khi sâu còn nhỏ, mật độ ít.

Ngoài ra, có một số loại khác như rầy mềm, bọ trĩ thì bà con có thể dùng Sagomycine, Confidor, Regent,…Với sâu đất và trùn đất, rệp sáp hại rễ thì bà con dùng các loại thuốc chuyên diệt rầy.

Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây măng tây 1

Một số loại bệnh hại cho cây măng tây

Cây măng tây thường bị bệnh thán thư, bệnh Crown and Spear Rot (bệnh thối gốc rễ và chồi măng), bệnh khô cây, bệnh Purple Spot (bệnh đốm thân cành), bệnh sương mai, bệnh Rust (bệnh gỉ), một số bệnh do tuyến trùng và Virus làm hại măng tây gây ra.

Đối với nấm bệnh măng tây Puccinia Asparagi khiến cành sọc thân bị khô, nấm bệnh Cercospora Asparagi gây hại, nấm Fusarium Wilt, Fusarium Moniliforme và Fusarium Oxysporumhại rễ làm thối gốc chết cây có thể dùng thay đổi các loại chế phẩm: Coc 85, Triscophos, Mancozeb, Ridomil, Validan, Carban, Carbenzim, Curzate, Daconil,… phun trong giai đoạn nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế, tạm ngưng thu hoạch măng, hoặc phối hợp cẩn thận phun vào khi làm cỏ, bón phân.

Đối với nấm Fusarium làm hại rễ có thể dùng Wofatox, Dipterex nồng độ 0,1%. Đối với các loại bệnh do vi khuẩn gây ra có thể dùng Kasai, Kasumin,… để tiêu diệt.

Để phòng ngừa tốt các loại bệnh hại cây Măng tây, bà con cần tiến hành đồng thời các giải pháp như sau: Lựa chọn cây giống măng tây F1 không có bệnh, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ được kiểm tra rõ ràng, chính xác.

Làm đất thật kỹ, dùng đầy đủ các loại thuốc diệt tuyến trùng như Sincosin, và các chế phẩm có gốc đồng, Sincosin, Antracol, Tilt Super, Chitosan,… để ngăn ngừa nấm, bệnh hại cây.

Khi măng phát điển được 30-50 cm đủ để tiêu thoát nước dễ dàng trong trường hợp trời mưa lớn, hoặc gặp triều cường.

Dùng nhiều phân hữu cơ, phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoặc có xử lý chế phẩm Trichoderma chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng gây hại.

Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây măng tây 2

Lưu ý:

Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, cần phải thực hiện đúng theo hướng dẫn, phải bảo đảm thời gian cách ly ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch đúng như quy định của từng loại thuốc bảo vệ thực vật.

Nếu cây bị bệnh nặng, cần phải tạm dừng thu hoạch,thực hiện cắt bỏ toàn bộ, tiến hành xử lý thuốc trị bệnh, bón phân tái tạo lại cây mới, hy vọng có khả năng khiến cho bệnh được khắc phục./.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.