Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Cách phòng ngừa suy thận bạn nên biết

Như Ý - 09:35, 16/04/2025

Thận là một cơ quan nội tạng giữ vai trò quan trọng trong việc lọc máu cho cơ thể. Bệnh thận là một căn bệnh gây ra những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe con người. Bệnh có thể làm mất dần chức năng thận, dẫn đến suy thận, do đó chúng ta cần nắm rõ cách phòng ngừa suy thận để tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.

(Tổng hợp) Cách phòng ngừa suy thận bạn nên biết

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận bị giảm một cách đột ngột, không còn khả năng cân bằng nước – điện giải và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Suy thận cấp diễn ra rất nhanh, chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày và có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Suy thận cấp không phải lúc nào cũng trở thành suy thận mạn. Vì vậy, suy thận cấp nếu được chẩn đoán và điều trị kịp và bệnh nhân không có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác thì chức năng thận có thể hoạt động trở lại bình thường.

Nguyên nhân của suy thận cấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tìm được nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng và nguy hiểm.

Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh suy thận cấp như sau:

Quá trình máu di chuyển đến thận chậm, gây sốc do giảm thể tích máu.

Ống dẫn nước tiểu từ thận bị tắc nghẽn khiến nước tiểu ứ đọng trong thận, không thể đào thải ra ngoài.

(Tổng hợp) Cách phòng ngừa suy thận bạn nên biết 1

Đường tiểu bị nhiễm trùng, người bệnh gặp khó khăn trong quá trình đi tiểu khiến nước tiểu không được bài tiết ra ngoài.

Tiểu đường hoặc cao huyết áp.

Nhồi máu cơ tim, hội chứng ép tim.

Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,...

Suy gan.

Sốc phản vệ.

Tổn thương thận do dùng thuốc cản quang khi chụp X-quang hoặc các loại thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen quá liều.

Phá thai, sảy thai hoặc sản giật,... cũng có thể gây suy thận cấp.

Dấu hiệu của suy thận cấp

Suy thận cấp là bệnh lý có thể xuất hiện rất đột ngột, dấu hiệu phổ biến ở người bệnh gồm:

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược hoặc khả năng tập trung kém: Khi chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng độc tố và tạp chất tích tụ trong máu, khiến cho lượng oxy và dưỡng chất có trong hồng cầu giảm theo. Vì thế, những tế bào khác sẽ không được cung cấp đầy đủ năng lượng để có thể duy trì hoạt động.

Da trở nên khô và ngứa: Vì còn khỏe mạnh, thận đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như: Lọc và giải trừ độc tố, tạp chất, đào thải dịch dư thừa, hỗ trợ sản sinh hồng cầu, duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu,... nên khi thận bị suy yếu, khả năng duy trì và cân bằng mật độ khoáng chất và chất dinh dưỡng nên dẫn đến tình trạng khô da hoặc ngứa.

(Tổng hợp) Cách phòng ngừa suy thận bạn nên biết 2

Thường xuyên có cảm giác cần đi tiểu: Do bộ lọc của thận bị tổn thương nên càng kích thích nhu cầu đi vệ sinh ở người bệnh.

Máu lẫn trong nước tiểu: Thông thường, thận sẽ giữ lại các tế bào hồng cầu trong cơ thể trong quá trình thanh lọc độc tố và chất thải, nhưng khi chức năng thận bị suy giảm, hồng cầu sẽ có nguy cơ bị lẫn vào trong nước tiểu và đi ra ngoài cơ thể.

Phù: Khi thận yếu đi, các chất lỏng dư thừa không được loại bỏ nên sẽ tích tụ trong cơ thể, khiến cho chân, cổ chân, bàn chân, tay hoặc mặt của người bệnh bị phù.

Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ dữ dội của các chất thải có trong máu cũng sẽ khiến cho người bệnh gặp tình trạng nôn hoặc buồn nôn.

Ngoài ra, một số dấu hiệu ít phổ biến hơn cũng có thể gặp phải là:

Có máu ở trong phân khi đi đại tiện.

Đi đứng tương đối chậm chạp.

Có mùi trong hơi thở.

Toàn thân bị sưng phù.

Hông và xương sườn bị đau.

Dễ có các vết bầm tím trên da.

Tay run. Tâm trạng hay thay đổi.

Bàn chân, bàn tay bị giảm cảm giác. Bị xuất huyết kéo dài.

Huyết áp cao. Cảm giác trong miệng có vị giống như kim loại.

(Tổng hợp) Cách phòng ngừa suy thận bạn nên biết 3

Cách phòng ngừa bệnh thận

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân đối, dinh dưỡng khoa học là rất quan trọng để giảm gánh nặng cho thận.

 Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, sự góp mặt của những loại thực phẩm sau đây có khả năng tăng cường sức khỏe lâu dài cho tim mạch cũng như thận, bao gồm: Rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, sữa ít béo và các sản phẩm làm từ nó, cá, quả hạch, thịt gia cầm…

Ngoài ra khuyến nghị nên: Ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần, đặc biệt là loại cá béo giàu omega-3; Tránh xa thực phẩm cũng như thức uống chứa nhiều đường; Cắt giảm lượng muối tiêu thụ trong mỗi bữa ăn; Lượng rau xanh và trái cây nên chiếm một nửa khẩu phần ăn. Đồng thời hạn chế uống bia rượu.

Sử dụng thuốc theo đơn: Việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu và các loại thuốc điều trị các bệnh lý đi kèm cần được sử dụng đúng cách.

Thẩm tách máu: Trong trường hợp suy thận cấp nghiêm trọng, thẩm tách máu có thể được chỉ định để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể khi thận không thể thực hiện chức năng này.

(Tổng hợp) Cách phòng ngừa suy thận bạn nên biết 4

Theo dõi sức khỏe định kỳ: Người cao tuổi cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi chức năng thận và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Điều này giúp can thiệp kịp thời và giảm nguy cơ biến chứng.

Đối với người cao tuổi để phòng ngừa suy thận cấp cần: Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, và uống đủ nước mỗi ngày là cách hiệu quả để phòng ngừa suy thận cấp.

Tránh sử dụng thuốc không cần thiết: Người cao tuổi nên hạn chế sử dụng các loại thuốc không cần thiết, đặc biệt là các thuốc có nguy cơ gây hại cho thận. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Kiểm soát các bệnh lý đi kèm: Kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch là rất quan trọng để giảm nguy cơ suy thận cấp. Điều này bao gồm việc tuân thủ điều trị và theo dõi định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa mất nước: Người cao tuổi cần đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt trong những ngày nắng nóng hoặc khi bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa. Việc uống đủ nước giúp thận hoạt động hiệu quả và loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Việc phòng ngừa suy thận cấp là một quá trình đòi hỏi sự chú ý và kiên nhẫn, nhưng hoàn toàn có thể đạt được bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen sinh hoạt tốt và kiểm tra sức khỏe định kỳ là những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe thận của bạn. 

Tin cùng chuyên mục
Những dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản sớm

Những dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản sớm

Ung thư thực quản là tình trạng các tế bào của thực quản phát triển bất thường và không kiểm soát. Dấu hiệu ung thư thực quản ở giai đoạn khởi phát thường diễn ra âm thầm và dễ nhầm lẫn với những vấn đề tiêu hóa thông thường, như khó nuốt, ợ nóng hoặc đau họng kéo dài. Việc hiểu rõ các dấu hiệu cảnh báo không chỉ giúp phát hiện bệnh kịp thời mà còn tăng khả năng điều trị hiệu quả. Dưới đây là những dấu hiệu phát hiện ung thư thực quản sớm mời các bạn tham khảo.