Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Cách phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

Như Ý - 15:02, 08/06/2022

Thán thư là một bệnh gây hại trên ớt trong mùa mưa, làm cho trái thối hàng loạt. Đây là bệnh hại nghiêm trọng xuất hiện tại nhiều vùng trồng ớt của nước ta, có thể gây thiệt hại nặng hoặc làm mất trắng vụ ớt. Vì vậy để quản lý tốt vườn ớt cần có biện pháp kiểm soát tốt bệnh hại này. Sau đây là cách phòng trừ bệnh thán thư trên ớt mời bà con tham khảo.

Thán thư là một bệnh gây hại trên ớt trong mùa mưa, làm cho trái thối hàng loạt. Ảnh minh họa
Thán thư là một bệnh gây hại trên ớt trong mùa mưa, làm cho trái thối hàng loạt. Ảnh minh họa

Tác nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, côn trùng và nước tưới đặc biệt là kiểu tưới rãnh. Bào tử nấm gây bệnh thán thư có thể nảy mầm trong nước sau 4 giờ, nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển mạnh là 28 - 30 độ C.

Ở nước ta bệnh thán thư hại ớt phát triển mạnh vào tháng 5 - 9, khi cây ớt đang ở thời kỳ thu hoạch quả. Đặc biệt ở những ruộng mất cân đối dinh dưỡng, trũng thấp, kém thoát nước, bón đạm nhiều khiến bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

Triệu chứng

Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ớt: thân, lá, quả và hạt. Tuy nhiên bệnh phát triển mạnh và gây hại nặng vào giai đoạn quả già chín. Khi bệnh mới phát sinh, lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ, hơi lõm xuống, vết bệnh trên quả thường hơi ướt.

Sau một vài ngày vết bệnh lớn dần có dạng hình tròn hoặc bầu dục dài chạy dọc quả, các vết bệnh thường có kích thước từ 0,6-1,2cm. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô lại có màu trắng vàng hơi bẩn.

Trên thân vết bệnh có hình thoi, hơi lõm, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm đen nhỏ.

Nấm gây bệnh thán thư có thể gây hại trên chồi ngọn, gây hiện tượng thối ngọn ớt. Chồi bị hại có màu nâu đen. Bệnh phát triển mạnh có thể làm cho cây bị chết dần hoặc cây còi cọc, chậm phát triển. Trên cây nhiễm bệnh quả thường ít, chất lượng quả kém.

Cách phòng trừ bệnh thán thư trên ớt 1

Biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên ớt

Khi trồng ớt trong mùa mưa, tốt nhất ngay từ đầu vụ nên áp dụng biện pháp tổng hợp để hạn chế sự phát triển của nấm gây bệnh thán thư bằng cách:

Sử dụng hạt giống sạch bệnh, tuyển chọn các giống ớt mới có tiền năng năng suất và có tính chống chịu với bệnh thán thư về trồng.

Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm bệnh như Virovral , Metalaxyl hoặc xử lý bằng KMnO4 (0,1%) trong 1 giờ hoặc xử lý nước nóng 52 độ C trong 2 giờ.

Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. Nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật nên cần thu gom tất cả các trái bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan.

Không nên trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.

Luống phải cao và thoát nước tốt. tưới vừa đủ nước.

Bón phân cân đối NPK, không bón nhiều phân có hàm lượng đạm (N) cao, lá xanh mướt tạo cho bệnh bệnh phát triển mạnh, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục pha trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma cho ruộng ớt. Đặc biệt để bổ sung đầy đủ nguyên tố vi lượng cho cây ớt có thể sử dụng chế phẩm Bayfolan khoáng chất 11 - 8 - 6 của Công ty Bayer với liều lượng 50ml/bình 16l. Chế phẩm Bayfolan dễ hấp thụ qua lá, thân, rễ cây, giúp cây ớt tăng sức đề kháng, tăng khả năng đậu quả, không rụng hoa và quả.

Luân canh với các cây khác họ cà ớt (không trồng liền vụ với cây ớt hoặc cà, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 - 3 năm), đặc biệt hiệu quả nhất là luân canh cây ớt với cây lúa nước.

Tránh trồng ớt trong mùa mưa. Nếu ớt gặp mùa mưa, xem cách chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư trên ớt trong mùa mưa.

Thường xuyên thăm ruộng ớt. Khi bệnh thán thư xuất hiện cần ngắt bỏ quả ớt, cây ớt bị bệnh đem tiêu hủy kết hợp sử dụng một số loại thuốc hóa học như sau:

Thuốc Antracol 70WP (liều lượng 2kg/ha) phun trực tiếp lên lá, cây hoặc quả khi bệnh mới xuất hiện. Thuốc Antracol 70WP ngoài tác dụng phòng trừ trực tiếp nấm gây bệnh thán thư còn có tác dụng bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm (Zn2+) tinh khiết cho cây ớt, làm tăng sức đề kháng, xanh và cứng cây, chống rụng hoa và quả, đồng thời làm quả ớt có màu sáng đẹp. Nhờ có vi lượng kẽm, thuốc Antracol 70WP còn phòng trừ rất tốt bệnh vàng lá.

Có thể phun luân phiên thuốc Antracol 70WP (1.5 – 2 kg/ha) với thuốc Nativo 750WG (liều lượng 0,12kg/ha), nhờ tác động kép giữa 2 hợp chất trừ bệnh của thuốc Nativo 750WG giúp cây ớt phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại cây và quả ớt kéo dài.

Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC,... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại. Hoạt chất Azoxystrobin như Amista, 20ml thuốc A./.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.