Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Người dân vùng cao cần lưu ý một số loại bệnh hại lúa

PV - 11:48, 31/03/2021

Hiện nay, cánh đồng lúa trà sớm và trà lúa chính vụ ở một số huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên đang giai đoạn đẻ nhánh đã xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại. Bà con cần lưu ý.

Ốc bươu vàng hại lúa ở Mường Ảng
Ốc bươu vàng hại lúa ở Mường Ảng

Các đối tượng gây hại trên các trà lúa sớm và trà lúa chính vụ như: Bọ xít đen (tại huyện Ðiện Biên, TP. Ðiện Biên Phủ); ốc bươu vàng tại các huyện: (Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Ðiện Biên Ðông) và TX. Mường Lay; chuột tại Ðiện Biên, Mường Chà, Tuần Giáo.

Những ngày vừa qua, thời tiết tại Điện Biên nóng ẩm là cơ hội tốt để sâu bệnh phát triển. Một số loại bệnh phổ biến thường gặp như: Bệnh đạo ôn lá, bạc đầu lá cũng bắt đầu xuất hiện, phát sinh gây hại ở một số huyện Ðiện Biên, Mường Chà, Tuần Giáo. Loài rệp xanh, tuyến trùng, tập đoàn rầy, bệnh đốm nâu, khô vằn... cũng xuất hiện, gây hại nhẹ. Đặc biệt, đối với những thửa ruộng gieo cấy giống lúa Bắc thơm số 7, Séng cù, Hana… đang trong giai đoạn đẻ nhánh.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, các loại sâu bệnh gây hại trên lúa đông xuân ở Điện Biên đang ở mức độ nhẹ, dưới ngưỡng.

Trước thực trạng đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố có phương án chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa; Chi cục Bảo vệ thực vật đã có hướng dẫn phòng, chống sâu bệnh hại lúa đông xuân, đồng thời phối hợp với các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tiến hành điều tra sinh vật gây hại cây trồng, đảm bảo dự báo sớm tình hình phát sinh của sinh vật gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nên bà con không quá lo lắng, hoang mang.

Được biết, vụ đông xuân năm 2020 - 2021, toàn tỉnh Điện Biên gieo cấy trên 9.600ha lúa, tăng 146ha so với cùng kỳ năm trước. Lúa trà sớm và trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, lúa trà muộn bắt đầu giai đoạn đẻ nhánh.

Tin cùng chuyên mục
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.