Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Cách thoát nạn khi có cháy nhà ở nhà chung cư, cao tầng

T.Hợp - 12:26, 13/09/2023

Ngay sau vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), sáng 13/9, đại diện Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Bộ Công an đã đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn người dân thoát nạn khi có cháy nhà ở nhà chung cư, cao tầng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để đảm bảo an toàn PCCC và thoát nạn khi có cháy, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC, cơ quan, tổ chức và cá nhân quản lý công trình nhiều tầng cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ xảy cháy.

Trong hoạt động phải sử dụng xăng, dầu, khí đốt và các chất nguy hiểm về cháy, nổ khác... phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.

Nơi đun nấu, nơi được phép sử dụng lửa phải có quy định đảm bảo an toàn PCCC và giải pháp ngăn cháy lan.

Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện của toàn bộ công trình, từng tầng, từng phòng và từng thiết bị điện có công suất lớn. Có biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi sử dụng thiết bị điện, đặc biệt là thiết bị điện sinh nhiệt.

Xây tường, trần và khoang đệm ngăn cháy giữa các khu vực; cửa đi, cửa sổ ở tường ngăn cháy phải là cửa chống cháy. Không sử dụng các vật liệu dễ cháy để làm trần, mái, vách ngăn, cách âm... Rèm, phông màn, thảm phải được ngâm tẩm chất chống cháy.

Hộp, ống kỹ thuật thông tầng hoặc thông giữa các hệ thống được làm bằng vật liệu không cháy và chèn kín bằng vật liệu không cháy.

Bố trí các bộ phận không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm về cháy xen kẽ giữa các bộ phận nguy hiểm về cháy để chống cháy lan.

Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động đảm bảo chữa cháy được trên toàn bộ diện tích.

Thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.

Lối thoát nạn phải đảm bảo các yêu cầu sau: Có đủ lối thoát nạn, bố trí phòng lánh nạn tạm thời, lối thoát nạn dự phòng; có giải pháp ngăn lửa, chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn. Cửa đi trên lối thoát nạn mở theo chiều thoát nạn, làm bằng vật liệu không cháy; cửa vào buồng thang thoát nạn là cửa chống cháy và có cơ cấu tự đóng. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng khuvực, từng tầng. Có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

Thành lập đội PCCC cơ sở, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ cứu nạn cho lực lượng PCCC, bảo vệ công trình.

Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người tại chỗ phù hợp với quy mô, tính chất cháy, nổ, dự trữ đủ nước để chữa cháy.

Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn cứu người trong tình huống cháy phức tạp nhất.

Khi xảy ra cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC (số điện thoại 114), báo cho Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất, đồng thời bằng mọi cách dập cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án.

(Tổng hợp) Cách thoát nạn khi có cháy nhà ở nhà chung cư, cao tầng 1

Trước đó, TPHCM là đô thị lớn với mật độ dân cư đông, hàng loạt công trình cao tầng được xây dựng san sát đã khiến tình hình cháy, nổ luôn được quan tâm. Trong thời gian qua, nhiều vụ cháy tại chung cư, nhà cao tầng khiến người dân hoang mang, lo lắng. Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an TP.HCM đã đưa ra 09 kỹ năng thoát nạn khi có cháy nổ tại chung cư, nhà cao tầng. Cụ thể:

Phải tìm ra lối thoát hiểm theo đèn hoặc thông báo chỉ dẫn.

Nếu phải băng qua lửa hoặc khói, phải dùng mặt nạ phòng độc hoặc chăn, quần áo, khăn ướt trùm lên đầu và mặt.

Khi di chuyển cần cúi khom và men theo tường.

Khi mở cửa cần kiểm tra nhiệt độ cánh cửa tránh để lửa tạt vào người.

Nếu nhiệt độ quá cao phải tìm lối thoát hiểm khác.

Nếu không có lối thoát phải chạy ra cửa sổ, ban công ra hiệu và gọi điện cho Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 114.

Có thể dùng đồ vải nối lại hoặc thang dây để leo xuống đất.

Không được nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự hướng dẫn của lực lượng cứu hộ.

Không sử dụng thang máy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Để thoát hiểm an toàn phải thoát hiểm bằng thang bộ.

Điều đáng lưu ý, mỗi chung cư, nhà cao tầng đều có kiến trúc khác nhau nên người dân cần phải tìm hiểu kỹ những chỉ dẫn thoát hiểm mỗi khi bước vào toà nhà. Đây cũng chính là "dây cứu mạng" cho những ai tìm hiểu, nắm vững kiến thức an toàn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Bên cạnh nắm vững kiến thức, kỹ năng thoát nạn, người dân cần trang bị phương tiện, thiết bị PCCC&CNCH tại chung cư, nhà cao tầng. Cụ thể, gồm:

Trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ như lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy, bình chữa cháy.

Trang bị hỗ trợ thoát hiểm như dây thừng, thang dây, dây thoát hiểm để phòng ngừa những trường hợp không may xảy ra.

Thường xuyên kiểm tra, chú ý tới các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ như công tắc điện, nơi đặt cầu giao điện.

Chú ý cẩn thận trong quá trình sử dụng mỏ hàn, sửa chữa điện hay nơi có nguy cơ phóng điện.

Thường xuyên tổ chức, tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn cách xử lý sự cố, cách sử dụng bình chữa cháy để kịp thời ứng phó khi có đám cháy.

Luôn đề cao tinh thần cảnh giác, đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống.

Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.