Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Cách trồng và chăm sóc cam cara ruột đỏ

Như Ý - 10:42, 08/12/2021

Cam cara ruột đỏ là giống cam có nhiều giá trị dinh dưỡng, chất lượng ổn định, hiệu quả kinh tế cao mới được đưa về Việt Nam. Với hình dáng bắt mắt đến từ những tép cam đỏ rực rỡ, hàm lượng Vitamin C cao cùng dưỡng chất Lycopene có khả năng ngăn ngừa ung thư. Để trồng thành công cây cam cara ruột đỏ mời bà con tham khảo cách trồng và chăm sóc cam cara ruột đỏ như sau.

Cam cara ruột đỏ có hàm lượng Vitamin C cao cùng dưỡng chất Lycopene có khả năng ngăn ngừa ung thư. Ảnh minh họa
Cam cara ruột đỏ có hàm lượng Vitamin C cao cùng dưỡng chất Lycopene có khả năng ngăn ngừa ung thư. Ảnh minh họa

Thời vụ

Cây có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất từ khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm vì đầu mùa mưa cây sẽ phát triển sinh trưởng tốt hơn mùa khô.

Giống cây

Đây là loại cây ngoại nhập bắt nguồn từ Venezuela. Trước khi có mặt tại Việt Nam thì giống cam này đã được nhập qua Mỹ và sau đó là đến Úc. Trải qua quá trình chọn lựa và lai tạo thì các nhà chọn giống đã tạo ra được giống cam cara không hạt cho mùi vị thơm ngon và cực kì giàu dinh dưỡng.

Cây giống cam cara ruột đỏ không hạt thường được nhân giống bằng phương pháp nhân bản vô tính hình thức ghép mắt. Cây giống cam cara ruột đỏ không hạt đủ tiêu chuẩn đem trồng khi cây đạt chiều cao 40 cm, Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15cm. Cây giống đảm bảo bảo khỏe mạnh không sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng

Đất trồng cây cam cara ruột đỏ là đất cát pha, đất đỏ bazan có độ tơi xốp thoáng mát.

Nhiệt độ sinh trưởng và phát triển tốt nhất là 20 đến + 35°C.

Kích thước hố 40cm x 40cm x 40cm. Khoảng cách cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Đào sâu và rộng hơn bầu cây con. Đặt cây ngay ngắn giữa hố và lấp đất cao hơn bầu 3-5 cm, nén đất chặt rồi tưới nước.

Trong quá trình trồng có thể trồng xen ổi để ngăn chặn rầy Diaphorina xâm nhập, truyền bệnh vàng lá greening cho cây cam vì trong ổi có nhiều tinh dầu có khả năng xua đuổi loài côn trùng gây hại này.

Kỹ thuật chăm sóc

Trong thời gian mới trồng (năm đầu tiên), mỗi ngày tưới nước một lần để đất thường xuyên có độ ẩm 70%. Về sau, tùy độ ẩm của đất có thể tiến hành tưới từ 3 đến 5 ngày một lần. Để hạn chế có dại và côn trùng gây hại nên dùng kỹ thuật màng phủ trên mặt đất. Nếu gặp nắng hạn kéo dài thì phải tăng cường thêm các biện pháp ủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, lá cây.

Cần chuẩn bị phân bón lót: 10 kg phân chuồng + 0.5 kg phân lân + 0.5 kg vôi bột. Lấp hố trước khi trồng khoảng 15-20 ngày. Trộn đều lượng phân trên với lớp đất mặt và lớp đất giữa. Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lớp đất mỏng 2-3 cm. Bơm nước vào đầu hố sau đó dùng cuốc đảo, sau 15 đến 20 ngày là trồng được.

Phân bón thúc lần 1 vào tháng 3-4 gồm: 0.2 kg đạm + 0.5 kg lân + 0.2 kg kali/1 hố.

Phân bón thúc lần 2 vào tháng 8-9: 0.2 kg đạm + 0.5 kg kali/1 hố.

Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp và rầy hàng tháng.

Từ năm 2-3 cần thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây. Nếu gặp nắng hạn kéo dài thì phải tăng cường thêm các biện pháp ủ gốc bằng rơm rạ, lá cây. Nếu mưa nhiều gây ứ đọng nước phải khơi thông dòng chảy giúp tiêu thoát nhanh, tránh ngập úng. Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen canh che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại.

Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1, 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để cho cây có tán hình mâm xôi, cây thấp dễ chăm sóc.

Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

Hàng năm tiến hành 2 đợt bón phân. Công thức bón cho 1 hố: 15 kg phân chuồng + 0.5 đạm + 1.0 kg lân. Chia làm 2 lần như sau:

Bón vào tháng 4-5 gồm: 15kg phân chuồng + 50% đạm + 50% lân + 100% kali.

Bón vào tháng 8-9 gồm: 50% đạm + 50% lân.

Trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, đảo sâu 4-5 cm, vùi đất kín, ủ rơm rạ giữ ẩm. Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp và rầy hàng tháng.

Sâu bệnh hại chính

Sâu vẽ bùa: Phá hại quanh năm nhất là từ tháng 4 đến tháng 10. Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 – 2 lần bằng 1 trong các loại thuốc sau đây: Sumisizin pha đồng độ 0,1%, Decis pha nồng độ 0,1%, Sherpa pha nồng độ 0,1% Padan pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Nicotex, Supracide nồng độ 0,1-0,2%.

Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa Đông và mùa Xuân phá hoại cành lá non và quả. Dùng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: lưu huỳnh vôi (Vụ Hè Thu: 0,2-0,30 Bô mê, Vụ Xuân: 0,5 – 10 Bômê), Kentan pha nồng độ 0,1%, Danitol – S 50EC pha nồng độ 1%, Monocrotophos 56% pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Methamidsphos 600 dạng nước nồng độ pha 0,2%.

Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ tháng 5 và tháng 6. Trên 1 cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 – 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết. Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm, rạ, Ofatox pha nồng độ 0,1% quất chặt thâ cây và cành to, khi xén tóc chiu ra gặp thuốc sẽ chết.

Trừ sâu non: Dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc SumisiZin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100, Monito nồng độ 0,2% vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lại.

Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam, quýt hiện nay. Dùng 1 trong các loại thuốc Bassa 50EC (pha nồng độ 0,2%) Applaud – Mipcin pha nồng độ (0,2%), Shrezol pha nồng độ 0,2% phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ).

Ruồi đục quả: Dùng bẫy bả để diệt là chủ yếu. Pha Methyl. Euzennol loãng cùng với Nales 5% bôi vào mặt cắt quả cam, quýt đổ bôi lên cây dẫn dụ và diệt ruồi đực, ngoài ra có thể phun Dipterex 0,05%.

Phòng trừ

Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ cành bị bệnh đem đốt. Diệt sâu vẽ bùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non. Phun 1 trong các loại thuốc: Booc-đô nồng độ 1%, Zineb nồng độ 0,5 – 1%, Casuran nồng độ 1%.

Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ mầu xanh sang màu vàng khoảng 20-30 diện tích vỏ quả. Cần thu hoạch đúng thời vụ để tạo cho cây phân hóa mầm hoa tốt, thu hái quả vào những ngày râm mát.

Dùng kéo chuyên dụng cắt cuống quả, thu hái quả nhẹ nhàng tránh tổn thương cơ học. Quả được cho vào thùng hoặc sọt có lót giấy, xốp, vận chuyển về nơi tập kết để phân loại, lau khô vỏ quả và tiến hành xử lý bảo quản.

Bảo quản trong hòm gỗ phủ lá chuối khô: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, xếp vào giữa hòm, khoảng cách các quả được chèn bằng lá chuối khô, đậy nắp giữ kín gió.

Bảo quản trong túi nilon đục lỗ: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, cho vào túi nilon đục lỗ để nơi thoáng mát./.

Tin cùng chuyên mục
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.