Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Mộc Nhi - 10:33, 18/11/2021

Thanh long là một trong những loại cây ăn quả phổ biến và đem đến giá trị kinh tế cao ở nước ta và được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang rải rác. Nhằm giúp cây thanh long tăng sản lượng và chất lượng tốt, bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thanh long theo hướng dẫn sau đây.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời vụ

Vào khoảng tháng 10 – 11 dương lịch là thời điểm lý tưởng nhất để trồng thanh long vì thời điểm này hom giống dồi dào, tận dụng được lượng nước tưới từ mưa cuối mùa, tránh nguy cơ ngập úng.

Chọn giống

Hiện nay trên thị trường có 2 loại thanh long là thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Bạn có thể lựa chọn một trong hai giống để trồng. Cây thanh long bạn có thể mua sẵn ở vựa giống hoặc trồng từ cành cây mẹ.

Phương án phổ biến nhất hiện nay là lựa chọn trồng thanh long từ cành cây mẹ. Các cành đạt tiêu chuẩn phải có tuổi cành khoảng 1 – 2 năm, đã lấy trái, khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, các mắt chùm gai nên có tầm 3 – 5 gai (đây là loại có khả năng nảy chồi tốt nhất).

Chuẩn bị đất trồng

Loại đất trồng phù hợp nhất với đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng của thanh long là đất xám bạc màu, cát pha hoặc đất núi. 

Cách đặt và cố định hom cho cây thanh long
Cách đặt và cố định hom cho cây thanh long

Dựng trụ

Trụ xi măng cốt sắt là loại trụ được sử dụng phổ biến nhất trong trồng thanh long. Kích thước trụ 11x11x180cm, chôn trụ sâu khoảng 40 – 50cm, đảm bảo sau khi chôn trụ thì chiều cao trên mặt đất của trụ còn khoảng 1.3 – 1.4m. Độ cao của trụ vào khoảng 1.3 – 1.4m sẽ giúp giữ chi phí đầu tư ở mức tốt nhất, cành thanh long nhanh chóng phát triển, dễ chăm sóc và thu hoạch.

Kỹ thuật trồng

Chọn các cành to khỏe, thẳng, không sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng. Hom giống dài từ 30 - 40cm, đáy hom (dài 3 - 5cm) được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi, nhằm tránh thối hom giống.

Sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như Benlate C, nồng độ 0,1% trong 5 phút. Hom có thể được giâm trước khi trồng trong vùng che bớt ánh sáng tới khi cành ra rễ và đâm chồi mới hoặc có thể trồng thẳng xuống chậu.

Khi trồng, đặt phần lõi xuống đất, phần mặt phẳng của thân thanh long ôm sát vào cây trụ và dùng dây nylon buộc cành vào trụ, mỗi trụ đặt 4 hom. Sau khi trồng xong thì tưới nước đẫm cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc

Thanh long cần được cung cấp đủ nước và thường xuyên, đặc biệt là trong thời điểm mùa khô hoặc cây đang phát triển, chuẩn bị ra trái, trái sắp chín và phòng trừ cỏ dại để tránh tình trạng thanh long khó hấp thụ được dinh dưỡng từ đất trồng xung quanh

- Các giai đoạn và liều lượng sử dụng phân bón của cây thanh long:

+ Dưới 1 năm tuổi: 2 tuần sau khi trồng, lúc cây đã ra rễ hoàn chỉnh là thời điểm thích hợp để bón phân lần đầu tiên. Bón NPK 16-16-8 hoặc NPK 20-20-15, liều lượng thích hợp là 0,2 – 0,3 kg/trụ/lần. Ở những tháng đầu tiên, cứ cách 10 ngày bón 1 lần, từ tháng thứ 4 trở đi, cách 15 ngày bón một lần. Ngoài ra, tùy theo độ tuổi và tính trạng thực tế của đất, bà con có thể điều chỉnh linh hoạt lượng phân bón.

+ Từ 1 – 3 năm tuổi: cây thanh long bước vào thời kỳ kinh doanh, bà con nông dân cần thực hiện bón phân 4 – 6 lần mỗi năm vào các thời kỳ của Thanh Long: Phục hồi thanh long sau thu hoạch, dưỡng dây, tạo mầm hoa, nuôi hoa, nuôi trái non, thu hoạch. Bón với lượng 0,3 – 0,5 kg/trụ/lần. Trong thời kỳ nuôi trái có thể sử dụng phân bón windmill để tăng chất lượng.

+ Sau thu hoạch: nhà nông nên bón lót bằng phân hữu cơ Organic 1 với lượng 2 – 3 kg/trụ/lần nhằm tái tạo đất, tăng độ tơi xốp đất, giúp các vi sinh vật có lợi cho đất phát triển nhằm tăng hiệu suất sử dụng phân NPK sau này và kích hệ rễ cây phát triển mạnh, giúp thanh long khỏe mạnh hơn, hạn chế sâu bệnh.

Kỹ thuật tỉa cành và phòng bệnh

Thông thường, việc cắt tỉa cành sẽ được thực hiện sau mỗi mùa thu hoạch. Các cành từ mặt đất đến đỉnh trụ được giữ lại nên được cột sát vào trụ để tránh bị gãy khi mưa gió. Các cành mới trên đỉnh trụ được lựa chọn theo nguyên tắc 1 cành mẹ, 2 cành con. Các cành to khỏe luôn được ưu tiên số một.

Kiến và ruồi đục trái là hai loại côn trùng hay tấn công trái thanh long, khiến trái bị bệnh, làm hỏng vỏ và thịt quả, làm mất giá trị của quả thanh long. Để ngăn ngừa hai loại côn trùng này, có thể sử dụng các loại bã mồi, liều lượng tùy theo tình huống thực tế của vườn.

Bên cạnh đó, thanh long có thể mắc phải một số loại sâu, bệnh hại khiến cành bị thối, hỏng và phải bị cắt bỏ. Bà con nên chú ý đến tình trạng của cành thường xuyên để kịp thời xử lý từ khi có các dấu hiệu ban đầu, tránh để cây trồng bị ảnh hưởng quá nhiều.

Thu hoạch

Quả có thể thu hoạch được từ 29 - 31 ngày sau khi hoa nở. Sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày thì dùng liềm hay dao cắt. Nếu chăm sóc tốt, sau 1 năm trồng thanh long sẽ cho thu hoạch bói.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.