Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Cán bộ thôn, bản thời 4.0

Hoàng Quý - 10:39, 26/10/2020

Từ lâu, Internet đã trở thành kho kiến thức rộng lớn của mọi người. Thế nhưng, đối với những cán bộ thôn ở Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), nơi điều kiện kinh tế, hạ tầng cơ sở còn nhiều khó khăn thì việc tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet dường như chỉ mới bắt đầu. Mặc dù muộn, nhưng những cán bộ thôn bản ở Hùng Mỹ đã nhanh chóng tiếp cận được lợi ích từ Internet mang lại trong việc phát triển kinh tế ở địa phương.

Cán bộ thôn thuộc xã Hùng Mỹ sử dụng máy tính xách tay trong các cuộc họp
Cán bộ thôn thuộc xã Hùng Mỹ sử dụng máy tính xách tay trong các cuộc họp

Trong một lần đến xã Hùng Mỹ, chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình ông Ma Văn Gấm, Bí thư Chi bộ thôn Đình. Nhanh chóng hoàn tất công việc bên chuồng trâu của gia đình, ông Gấm chia sẻ: “Tôi vừa mới tìm hiểu trên Internet cách chăm sóc đàn trâu, đang thử nghiệm xem có phù hợp với địa phương hay không để còn áp dụng và hướng dẫn bà con làm theo”.

Ông kể, vừa qua, ông và cán bộ ở các thôn, bản được xã Hùng Mỹ hỗ trợ mua máy tính xách tay và tham gia lớp học vi tính cơ bản. Nhờ đó, các cán bộ thôn ở Hùng Mỹ đã nắm được cách sử dụng máy tính và lên mạng tìm kiếm những thông tin hữu ích để học tập và phổ biến cho bà con.

Tương tự, anh Lý Tiến Thắng, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Cao Bình, nhờ được trang bị máy tính xách tay và các kỹ năng,kiến thức công nghệ thông tin, anh đã lên mạng tìm hiểu, học hỏi các mô hình chăn nuôi lợn đen có hiệu quả để tuyên truyền, vận động bà con trong thôn làm theo. Để bà con tin tưởng, anh đã mạnh dạn xây dựng mô hình này ở gia đình mình trước tiên.

Với những kiến thức học được trên mạng kết hợp với hướng dẫn của cán bộ Phòng Nông nghiệp từ chọn giống, bố trí xây dựng chuồng trại hợp lý, tiêm phòng Vacxin đầy đủ cho lợn giống…, đàn lợn hơn 10 con của anh Thắng đang sinh trưởng rất tốt. Sau khi mô hình thành công ở gia đình, anh đã chủ động đến từng nhà để vận động và hướng dẫn người dân trong thôn Cao Bình thực hiện theo. Đến nay, đã có 5 hộ dân đến học hỏi kinh nghiệm xây dựng mô hình của anh Thắng và đang cho những kết quả khả quan.

Được biết, để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thôn bản, xã Hùng Mỹ đã tổ chức tập huấn tin học cho các Bí thư Chi bộ, Trưởng các thôn bản trên địa bàn xã. Nội dung tập huấn là những kiến thức cơ bản về hướng dẫn cách sử dụng máy tính và một số thao tác, kỹ năng như: Soạn thảo văn bản; sử dụng Excel; tạo hộp thư Gmail; lưu, tải văn bản… 

Qua đó, giúp cho đội ngũ cán bộ thôn bản tiếp cận các công văn, văn bản chỉ đạo của cấp trên một cách nhanh nhất, cũng như cập nhật tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương; các vấn đề an sinh xã hội, tình hình dịch bệnh, thiên tai được kịp thời để triển khai đến Nhân dân một cách chính xác, hiệu quả.

Ông Ma Văn Tới, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Mỹ cho biết: “Để nâng cao hiệu quả lớp tập huấn, xã đã trang bị cho 12 thôn, mỗi thôn 1 máy tính xách tay, với tổng kinh phí hơn 60 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa”.

Ông Ma Văn Tới thông tin thêm, hiện nay toàn xã có khoảng 1 nghìn hộ dân thì trên 80% hộ là đồng bào DTTS, chủ yếu là dân tộc Tày. Nhờ những đóng góp của đội ngũ cán bộ thôn, bản, thời gian qua, đời sống người dân ở Hùng Mỹ đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo từ 34% (năm 2019) giảm xuống còn trên 25%; thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/người/năm, đây là tiền đề, tạo động lực giúp xã xây dựng NTM.

Tin cùng chuyên mục
Chủ xe bán tải bỏ sang dùng VinFast VF 3: “Hoàn hảo cho mọi nhu cầu”

Chủ xe bán tải bỏ sang dùng VinFast VF 3: “Hoàn hảo cho mọi nhu cầu”

Từng sử dụng xe bán tải, anh Thanh Phong (TP.HCM) quyết định chuyển hẳn sang xe điện với VF 5 Plus và gần đây mua thêm VF 3. Mẫu minicar điện của VinFast gây ấn tượng với anh bởi thiết kế đẹp, khả năng tăng tốc “không bàn cãi” và chi phí tiết kiệm. Mới đây, chúng tôi có cuộc trò chuyện với anh Thanh Phong để tìm hiểu thêm về quyết định này của anh.