Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thể thao - Giải trí

Cân nhắc khi tổ chức liên hoan văn hóa, nghệ thuật

PV - 15:05, 25/09/2021

Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2021 dự kiến diễn ra vào tháng 10 tại Hải Phòng đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể là, sau đợt bùng phát kéo dài nhiều tháng, đại dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp thì việc tổ chức một liên hoan nghệ thuật quy mô toàn quốc vào thời điểm này đã phù hợp hay chưa?

Vở Kiều được chọn diễn mở màn cho Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2018
Vở Kiều được chọn diễn mở màn cho Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2018

Với những người làm nghệ thuật, các kỳ liên hoan là dịp quan trọng để tổng kết, đánh giá, nhìn nhận lại một chặng đường sáng tạo đã qua. Trong đó, điều quan trọng nhất (nhiều người cho rằng quan trọng hơn cả giải thưởng) là các nghệ sĩ khát khao được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi về nghề nghiệp. Bởi với người nghệ sĩ, sự tương tác, sẻ chia nhiều khi kích hoạt ý tưởng sáng tạo không thua gì các cuộc hội thảo chuyên sâu tầm cỡ. Chúng ta có thể cảm thông với nỗi khát khao ấy.

Nhưng tổ chức các sự kiện liên hoan, thi thố nghệ thuật trong một năm mà đại dịch thế kỷ nhiều lần bùng phát làm gián đoạn mọi mặt đời sống, sẽ có nhiều điểm chưa phù hợp, cần cân nhắc hết sức thận trọng. Với Liên hoan Kịch nói toàn quốc, tổ chức trực tiếp thì công tác phòng, chống dịch bệnh cho các nghệ sĩ và công chúng rất phức tạp; còn nếu tổ chức trực tuyến (diễn kịch không có khán giả) thì hiệu quả không cao. Về nghề nghiệp, chắc chắn chất lượng khó bảo đảm do đa số diễn viên nghỉ tập kéo dài, kỹ năng diễn xuất không trui rèn thường xuyên, tâm lý không tốt; nhiều vở diễn mới chưa thể dàn dựng công phu, kỹ lưỡng.

Ngoài ra, những sự kiện văn hóa, nghệ thuật thường truyền thông mạnh để thu hút sự quan tâm của công chúng. Mà trong công chúng, khá nhiều người chủ quan, thiếu trách nhiệm với bản thân và cộng đồng dù đang ở thời điểm đại dịch có thể quay lại bất cứ lúc nào nếu lơ là các biện pháp phòng, chống. Sự việc nhiều người dân Thủ đô và một số địa phương khác đổ ra đường chơi rằm Trung thu vừa qua là một thí dụ. Là người của công chúng, có sức ảnh hưởng lớn, các văn nghệ sĩ cần phải nêu gương trong công tác phòng, chống dịch.

Tóm lại, những hoạt động mang tính cấp bách như khôi phục sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, từng bước phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới mới là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Không nên máy móc tổ chức bằng được cho đúng kỳ cuộc vì "mấy năm mới có một lần".

Nên chăng giới sân khấu có thể tổ chức các sự kiện liên hoan trực tiếp ở quy mô địa phương (những tỉnh, thành phố không có dịch), các cuộc thi online, tập trung vào vấn đề thời sự nhất hiện nay là cuộc chiến phòng, chống Covid-19; đi sâu làm rõ những giá trị văn hóa mang tính cốt lõi như sự sẻ chia, ý chí kiên cường không lùi bước trước bất cứ khó khăn nào, tinh thần xả thân quên mình vì cộng đồng…, những phẩm chất đã đưa dân tộc ta vượt qua nhiều thử thách cam go của lịch sử. Những tác phẩm nghệ thuật như thế là vô cùng cần thiết và ý nghĩa lúc này./.

Tin cùng chuyên mục
Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Chiều ngày 16/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long 2024. Hơn 13 nghìn vận động viên (VĐV), trong đó có hơn 1 nghìn 3 trăm VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải chạy vào ngày 03/11/2024. Đây là mùa giải thứ 10 kể từ khi Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long được tổ chức tại Việt Nam.