Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cần Thơ: Thiết thực chương trình truyền thông cộng đồng về phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới

Lê Vũ - Trần Linh - 07:38, 29/10/2023

Ngày 28/10, Trung tâm công tác xã hội TP. Cần Thơ phối hợp cùng Chi hội Luật sư Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP. Hồ Chí Minh và Save The Children (Tổ chức Cứu trợ trẻ em - SCI) đã tổ chức các buổi truyền thông cộng đồng về phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới cho đối tượng là học sinh THCS trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Các em học sinh trường THCS Châu Văn Liêm (quận Ô Môn) tham gia buổi truyền thông
Các em học sinh trường THCS Châu Văn Liêm (quận Ô Môn) tham gia buổi truyền thông

Theo đó, chương trình đã được tổ chức cho Trường THCS Châu Văn Liêm (quận Ô Môn) vào buổi sáng và Trường THCS Thường Thạnh (quận Cái Răng) và buổi chiều.

Đây là hoạt động nhằm cung cấp thêm thông tin, nâng cao hiểu biết của các em học sinh, cũng như phụ huynh và các thầy cô về kiến thức pháp luật liên quan đến bạo lực học đường, bạo lực trên cơ sở giới. Qua đó, tăng cường công tác giáo dục cho học sinh về kiến thức pháp luật nhằm hạn chế tối thiểu các trường hợp học sinh vi phạm pháp luật. Đồng thời, chia sẻ kiến thức về đa dạng giới và tính dục cơ bản; trang bị cho học sinh, người tham dự về các kỹ năng cơ bản, qui tắc ứng xử để giao tiếp tôn trọng, bình đẳng với trẻ em, thanh thiếu niên là người LGBTI+.

Kiến thức pháp luật được truyền tải đến các em học sinh thông qua hình thức phiên tòa giả định
Kiến thức pháp luật được truyền tải đến các em học sinh thông qua hình thức phiên tòa giả định

Tại chương trình, các kiến thức pháp luật đã được Ban Tổ chức, các luật sư, truyền tải đến các em thông qua hình thức phiên tòa giả định. Đây là mô hình tuyên truyền trực quan, các điều luật được thể hiện một cách rõ ràng, dễ hiểu thông qua giả định phiên tòa có nội dung vụ án cụ thể để các em dễ dàng hình dung, nắm bắt.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.