Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Cảnh báo nguy cơ dịch bệnh sau mưa lũ

An Yên - 21:09, 04/10/2022

Trong đợt mưa lũ quét vừa qua, trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh có hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước và bùn lầy, rác thải. Nguy cơ dịch bệnh phát triển ảnh hưởng sức khoẻ người dân là rất lớn. Những ngày này, ngành Y tế các tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị y tế tích cực triển khai các biện pháp xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Đồng thời khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp làm sạch môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Những khu dân cư bị ngập, việc vệ sinh môi trường cần hết sức lưu ý để bảo đảm không phát sinh dịch bệnh
Những khu dân cư bị ngập, việc vệ sinh môi trường cần hết sức lưu ý để bảo đảm không phát sinh dịch bệnh

Tính đến hết ngày 2/10, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 23 xã, 53 thôn, gần 3.971 hộ tại các huyện Hương Sơn, Nghi Xuân, Đức Thọ… bị ngập lụt trong đợt mưa lớn vừa qua.

Ở thời điểm cao nhất, vào 30/9, toàn tỉnh Nghệ An có gần 8.200 nhà bị ngập, tập trung tại các huyện Quỳnh Lưu 5.559 nhà, Hưng Nguyên 275 nhà, Thanh Chương 776 nhà, Yên Thành 1.089 nhà, Anh Sơn 226 nhà…

Hiện tại, nước đang rút; ở nhiều khu vực nước lại rút chậm. Nước lũ, bùn đất, rác kết hợp với thời tiết ẩm ướt như hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, các bệnh về đường hô hấp là rất lớn. Ngoài ra, do điều kiện vệ sinh suy giảm, nước sinh hoạt có nguy cơ bị ô nhiễm, cũng là những yếu tố có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ, bệnh đường ruột...

Cán bộ y tế phun khử trùng khu vực ngập lụt
Cán bộ y tế phun khử trùng khu vực ngập lụt

Với phương châm “nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó”, CDC Hà Tĩnh, Nghệ An đã cử các đội cơ động phòng chống, dịch có mặt tại các địa phương bị ngập nặng, hướng dẫn người dân làm vệ sinh môi trường, xử lý ô nhiễm ngay sau khi nước rút, đảm bảo không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thứ phát và phát sinh dịch bệnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa lũ, trước đó, CDC Hà Tĩnh đã chủ động cấp 530.000 viên Aquatab, 1.800kg CloraminB, 1.272 chai nước rửa tay, 50.000 khẩu trang y tế cho các trung tâm y tế huyện, thị, thành phố.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt

Lãnh đạo CDC Hà Tĩnh đề nghị: Trung tâm y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ với chính quyền chủ động nguồn lực, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng triển khai hoạt động thu gom rác, vệ sinh môi trường sau lũ lụt. Tổ chức huy động Nhân dân vệ sinh khu dân cư, đường làng, ngõ xóm…

Còn tại Nghệ An, Giám đốc sở Y tế Dương Đình Chỉnh cho biết: Sở yêu cầu các đơn vị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị, phương tiện để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Cán bộ CDC Hà Tĩnh cùng với Trung tâm Y tế huyện Hương Khê hướng dẫn người dân pha Cloramin B để xử lý môi trường
Cán bộ CDC Hà Tĩnh cùng với Trung tâm Y tế huyện Hương Khê hướng dẫn người dân pha Cloramin B để xử lý môi trường

Trước nguy cơ dịch bệnh xảy ra tại các địa phương bị ngập lụt, Sở Y tế Nghệ An đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành phải nhanh chóng khôi phục, sửa chữa lại các cơ sở y tế bị hư hỏng, kịp thời tiếp nhận, cấp cứu, không để gián đoạn việc khám chữa bệnh cho người dân.

Đồng thời, tham mưu và phối hợp cùng cấp uỷ, chính quyền thực hiện tốt việc vệ sinh, xử lý môi trường phòng bệnh, trên tinh thần “nước rút đến đâu vệ sinh môi trường đến đó”; triển khai các giải pháp phòng chống các loại dịch bệnh do mưa lụt gây ra; tuyên truyền, vận động Nhân dân tổng vệ sinh làm sạch môi trường, xử lý nước cho sinh hoạt, xử lý gia súc, gia cầm chết, công trình vệ sinh bị ngập.

Tin cùng chuyên mục
Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Quảng Ninh: Chính quyền vào cuộc (Bài 2)

Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Quảng Ninh: Chính quyền vào cuộc (Bài 2)

Từ nhiều nguyên nhân dẫn dẫn việc đầu tư nhiều công trình nước nhưng không có nước sử dụng, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025” với nhiều phương án, giải pháp, cách tổ chức quản lý, vận hành, khai thác công trình nước cụ thể nhằm giải bài toán nước sạch nông thôn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi nông thôn, vùng đồng bào DTTS đang thiếu nước.