Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa bão: Không để dịch chồng dịch

Hoàng Quý - 09:15, 07/09/2020

Từ đầu tháng 7 đến nay, mưa, lũ đã xảy ra tại nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là miền núi phía Bắc. Mưa lũ là điều kiện cho các loại bệnh phát sinh và bùng phát thành dịch, nhất là các bệnh về tiêu hóa, đau mắt đỏ, sốt rét, sốt xuất huyết...

Sau mưa bão là môi trường thuận lợi để dịch bệnh bùng phát
Sau mưa bão là môi trường thuận lợi để dịch bệnh bùng phát

Cuối tháng 7 vừa qua, Hà Giang đã phải hứng chịu trận mưa lớn kỷ lục trong vòng gần 60 năm qua, gây lũ ống, sạt lở đất, ngập lụt nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa của Nhân dân… Trận mưa lũ lịch sử đã làm 5 người chết, 2 người bị thương, gần 3.000 ngôi nhà bị ngập úng, đổ, sập, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng…

Anh Giàng Mí Chứ, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang (Hà Giang) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại đợt mưa hồi 21/7 vừa qua. Vượt qua mọi khó khăn, anh Chứ bắt tay ngay vào dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, khu vực sinh hoạt quanh gia đình nhằm bảo đảm sức khỏe cho gia đình, tránh các dịch bệnh.

Được biết, sau mưa lũ, ngay lập tức, các cán bộ y tế tỉnh Hà Giang đã được cử đến từng địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân vệ sinh phòng bệnh, chủ động rà soát, phun khử trùng tiêu độc môi trường cho các gia đình bị ảnh hưởng. Đồng thời, giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời, tổ chức điều trị, xử lý các dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm sức khỏe cho người dân.

Ông Nguyễn Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Giang cho biết, ngay khi đợt lũ đi qua, ngành Y tế đã tiến hành phun khử trùng tiêu độc môi trường cho toàn bộ các gia đình trong thôn, khử trùng giếng nước bằng Cloramin B; đồng thời, cử cán bộ đến các địa bàn bị ảnh hưởng bám sát theo dõi, thực hiện nghiêm chế độ thường trực cấp cứu 24/24, bảo đảm phục vụ chu đáo chăm sóc sức khỏe cho người dân.

“Hiện nay, 100% trạm y tế các xã, huyện đã chuẩn bị nhân lực; thiết bị - dụng cụ; thuốc và hóa chất y tế đầy đủ theo phương châm "4 tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra; 100% các đơn vị, cơ quan, trường học và các thôn bản trên địa bàn được tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm ở người và cách phòng tránh trong mùa mưa lũ”, ông Tuấn cho biết thêm.

Hay như tại Phú Thọ, ngành Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng mọi lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư, hóa chất cần thiết, đáp ứng kịp thời khi có tình huống cấp cứu, phòng, chống dịch bệnh; xử lý môi trường trong và sau lụt, bão, thiên tai, thảm họa. Mục tiêu bảo đảm 100% người dân trong vùng ngập lụt được dùng nước sạch; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác ATVSTP ăn chín uống sôi; chế biến và bảo quản thức ăn bảo đảm vệ sinh.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong nửa cuối năm 2020 có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. 

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: Bảo đảm lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và uống nước đun sôi; Tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng; Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế…

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: Bảo đảm lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và uống nước đun sôi; Tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô…

Tin cùng chuyên mục
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.