Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cảnh báo tình trạng học sinh tảo hôn

Trọng bảo - 15:36, 05/08/2020

Trong năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh Lào Cai đã có hàng trăm học sinh nghỉ học do lấy vợ, lấy chồng. Thực trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng tảo hôn đối với học sinh vùng cao sau bao nỗ lực ngăn chặn, nay lại tiếp tục gia tăng.

Năm học 2019 - 2020, đã có hơn 200 học sinh bỏ học chủ yếu do lấy vợ, lấy chồng
Năm học 2019 - 2020, đã có hơn 200 học sinh bỏ học chủ yếu do lấy vợ, lấy chồng

Sau giờ học trên lớp, em Hảng Thị Chấu, ở thôn Giàng Trá Chải, xã Nàn Sín (huyện Si Ma Cai) vội vã quay trở về gia đình, tất bật với những công việc nhà, những việc mà trước nay em ít khi phải động tay tới. Vài tháng nay, Chấu đã về nhà chồng. Ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, cô bé 16 tuổi này vẫn cần bố mẹ chồng chỉ bảo từng ly từng tí để có thể hoàn thành những công việc trong gia đình.

“Trước kia ở nhà với bố mẹ, đi học xong về nhà cơm đã có bố mẹ nấu chỉ việc ăn thôi. Bây giờ em lấy chồng rồi, thì em phải lo việc nhà cho bố mẹ chồng, em phải nấu cơm, rửa bát, lấy rau lợn, cho lợn ăn”, Chấu tâm sự.

Chồng của Chấu cũng chỉ mới học xong lớp 12 được 2 năm nay, hiện tại cũng chưa có việc làm nên quanh quẩn tham gia sản xuất nông nghiệp cùng với gia đình trên diện tích đất canh tác hiện có. Sau khi cưới, được sự thuyết phục của các thầy cô giáo, chồng của Chấu đồng ý cho em đi học tiếp hết lớp 9.

“Mình chỉ cho vợ đi học hết lớp 9 thôi, để còn ở nhà hai vợ chồng lo đi kiếm việc làm, sinh con đẻ cái nữa chứ. Nếu cứ đi học thì lấy đâu người đi làm ngô, làm lúa để lấy cái ăn”, anh Ma Seo Quyền, chồng của Chấu cho biết.

Hoàn cảnh của Hảng Thị Chấu chỉ là một ví dụ điển hình về tình trạng tảo hôn sau kỳ nghỉ dài do dịch Covid-19 tại Lào Cai. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh, từ đầu năm học đến nay đã có hơn 200 học sinh nghỉ học, chủ yếu do tảo hôn. Mặc dù đã được nhà trường và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở tuyên truyền vận động, nhưng kết quả thu lại vẫn chưa hiệu quả.

“Theo phong tục của đồng bào vùng cao, đặc biệt là người Mông có tục kéo vợ, vì vậy khi bạn trai đã kéo về thì mặc nhiên người ta trở thành vợ chồng. Với góc độ của ngành Giáo dục thì, nhà trường chỉ biết phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền vận động thôi chứ không thể ngăn cấm được các em”, ông Bùi Xuân Tiệp, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết.

Câu chuyện tảo hôn ở các huyện vùng cao Lào Cai không mới, nhưng việc tảo hôn tăng đột biến chỉ sau một thời gian ngắn như hiện nay đang là thách thức cho ngành Giáo dục và các cơ quan chức năng.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, do thời gian học sinh nghỉ học kéo dài nên trong 6 tháng đầu năm toàn tỉnh vẫn còn 284 trường hợp tảo hôn, tăng 117 trường hợp so với cùng kỳ năm trước; trong đó, huyện Si Ma Cai là địa phương tăng nhiều nhất, với 106 trường hợp.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.