Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thực hiện Đề án giảm thiểu tảo hôn và HNCHT ở Điện Biên: Thiếu sự quyết liệt trong chế tài xử phạt

Hoài Dương - 22:30, 30/04/2020

Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT), từ năm 2015 - 2019, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều hoạt động trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân. Thế nhưng, tình trạng vi phạm tảo hôn, HNCHT trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp.

Tình trạng kết hôn và sinh con sớm một phần là do đồng bào DTTS còn thiếu hiểu biết về hôn nhân và gia đình. (Ảnh minh họa)
Tình trạng kết hôn và sinh con sớm một phần là do đồng bào DTTS còn thiếu hiểu biết về hôn nhân và gia đình. (Ảnh minh họa)

Theo Báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên về sơ kết 5 năm thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên năm 2015 - 2020 cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2019, toàn tỉnh có 18.948 cặp kết hôn. Trong đó, có 4.965 cặp tảo hôn, chiếm 26,2%; 26 cặp hôn nhân cận huyết thống, chiếm 0,13%. Con số này chủ yếu xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc Mông. 

Để nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn HNCHT, từ năm 2016 đến nay, tỉnh Điện Biên đã tổ chức hơn 60 hội nghị tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình tại 64 xã; thành lập 59 Câu lạc bộ tuyên truyền tại 59 xã thuộc 7 huyện, thị xã trong tỉnh. Theo đó, đã có trên 5.200 lượt người tham gia là các già làng, trưởng bản, trưởng họ, trưởng tộc, các bậc cha mẹ; người trong độ tuổi kết hôn; vị thành niên; học sinh tại các Trường Dân tộc Nội trú, THPT và THCS. 

Đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động thế nhưng kết quả giảm thiểu tảo hôn và HNCHT trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn trầy trật. Cụ thể, năm 2015, toàn tỉnh có 792 cặp tảo hôn, 7 cặp HNCHT; năm 2018 có 1.113 cặp tảo hôn, 11 cặp HNCHT; năm 2019 có 1.383 cặp tảo hôn, 1 cặp HNCHT.

Lý giải về vấn đề này, ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, nguyên nhân một phần là do vùng đồng bào DTTS còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu; nhận thức về pháp luật của đồng bào DTTS còn hạn chế; công tác phối hợp của một số cơ quan, ban ngành trong việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, nếu có tổ chức còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự quan tâm chất lượng. 

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do chính quyền cơ sở không quyết liệt trong việc áp dụng chế tài xử phạt đối với các đối tượng tảo hôn, HNCHT. Tính đến thời điểm này, chưa có trường hợp tảo hôn, HNCHT nào bị xử lý theo quy định của pháp luật tại Điện Biên. 

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.