Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cao Bằng: Thực hiện các chính sách chăm lo học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Lê Tuấn - 09:38, 20/11/2024

Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong nhiều năm qua, tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm chăm lo, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập để cha mẹ phụ huynh an tâm đưa con đến trường.


(BCĐ- CĐ Cao Bằng) Cao Bằng: Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP
Tỉnh Cao Bằng thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP.

Thực hiện Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và học sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Giai đoạn 2019 - 2024, Cao Bằng đã trợ cấp 6.341,955 kg gạo cho 47.207 học sinh; Hỗ trợ tiền ăn cho 12.879 học sinh, với tổng số tiền 69.068,060 triệu đồng; Hỗ trợ tiền nhà cho 11.973 học sinh với số kinh phí là 16.054,785 triệu đồng.

Thực hiện chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BGDĐT-BTC ngày 29/5/2009 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDT nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc: Giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh đã hỗ trợ cho 6.732 học sinh, với số kinh phí 103.563,640 triệu đồng.

Chế độ hỗ trợ trẻ 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ: Tổng số cháu mầm non 5 tuổi được hỗ trợ là 8.235 em, với tổng số tiền 9.220,820 triệu đồng.

Chế độ hỗ trợ trẻ 3-4 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ: Tổng số cháu mầm non 3 - 4 tuổi được hỗ trợ là 15.646 em, với tổng số kinh phí 16.529,932 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ học sinh theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật: Số học sinh được hỗ trợ là 164 em, với số tiền 1.487 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người (dân tộc Lô Lô) theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ: Số học sinh thuộc diện được hưởng là 39 em, với số kinh phí hỗ trợ là 730 triệu đồng.

(BCĐ- CĐ Cao Bằng) Cao Bằng: Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP 1
Ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng, nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; trong đó, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng đang được địa phương tiếp tục được quan tâm thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã có 173/527 trường đạt chuẩn, chiếm 32,8%.

Tin cùng chuyên mục
“Thầy, cô thay đổi” vì một trường học hạnh phúc

“Thầy, cô thay đổi” vì một trường học hạnh phúc

Chương trình “Thầy, cô thay đổi” đã được đông đảo cán bộ quản lý và giáo viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương hưởng ứng, tham gia tích cực, ngày càng được triển khai rộng rãi, chuyển biến từ “lượng” sang “chất”. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là những tấm gương điển hình trong việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Chương trình cũng đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
Đọc nhiều