Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Cây dây gắm - Vị thuốc quý điều trị đau xương khớp

Như Ý - 12:13, 30/06/2023

Cây dây gắm còn gọi là dây gắm lót, cây gắm, vương tôn, dây sót, dây mấu gắm núi, người Thái gọi là bản thăn muối... có vị đắng, dây gắm được dùng để chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, cây dây gắm có thể điều trị các loại bệnh về xương khớp, phong thấp, bệnh Gout… rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc điều trị bệnh đau xương khớp từ cây dây gắm, mời các bạn tham khảo.

 Theo Đông y cây dây gắm có thể điều trị các loại bệnh về xương khớp, phong thấp, bệnh gout…rất hiệu quả
Theo Đông y cây dây gắm có thể điều trị các loại bệnh về xương khớp, phong thấp, bệnh Gout… rất hiệu quả

Tác dụng của cây dây gắm

Cây dây gắm có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan tới xương khớp, các triệu chứng xương khớp bị đau nhức, viêm khớp, thấp khớp. Hỗ trợ giảm thiểu tình trạng người bệnh sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau, tránh bị phụ thuộc vào thuốc.

Các thành phần có trong cây thuốc có công dụng hạ acid uric ở trong máu, làm giảm viêm sưng, giảm đau do bệnh Gout. Đặc biệt loại dược liệu này có thể sử dụng cho cả người bị bệnh Gout cấp và mạn tính.

(Tổng hợp) Cây dây gắm -Vị thuốc quý điều trị đau xương khớp 1

Rễ của cây được sử dụng để điều trị chứng kinh nguyệt không đều.

Lá cây có thể sử dụng để giải một số độc như: Độc rắn cắn, sơn ăn hoặc ngộ độc nhẹ.

Dây gắm còn được biết đến với công dụng điều chế thuốc trị sốt rét và sốt.

Cành gắm cũng sử dụng để làm giảm đau, điều trị chứng bóng gân, làm liền gân xương khá hiệu quả.

Vị thuốc này còn được y học phát hiện khả năng ức chế chứng viêm dây thần kinh nhờ thành phần Resveratrol. Ức chế Pseudomonas Aeruginosa hay còn được biết đến với tên gọi là trực khuẩn mủ xanh.

(Tổng hợp) Cây dây gắm -Vị thuốc quý điều trị đau xương khớp 2

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây dây gắm

Điều trị đau nhức xương, gân: Chuẩn bị rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, ngũ gia bì mỗi loại 80g, rễ bưởi bung, rễ xích đồng nam, rễ bướm bạc, rễ ô dược, rễ bạch đồng nữ, rễ tầm xuân, rễ cỏ xước, tầm gửi dâu mỗi loại 40g, rễ chỉ thiên và cỏ voi ngựa mỗi loại 20g. Đem thái nhỏ các dược liệu trên rồi phơi khô. Sau đó ngâm với 1 lít rượu trắng trong 15 ngày. Mỗi ngày trước khi đi ngủ uống 1 chén nhỏ.

Chữa phong thấp: Dùng rễ gắm, rễ cây cà gai leo, vỏ cây chân chim, rễ dây đau xương, rễ cây cỏ xước, rễ cây tầm xuân mỗi vị 20g. Sắc chung với 500 ml nước đến khi cạn còn 200ml, ngày uống 2 lần, không để qua ngày, uống liền 15 ngày.

Chữa đau nhức xương khớp: Chuẩn bị rễ dây gắm, thạch lựu, hy thiêm, ngũ gia bì, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi loại 4 lạng, lá ké, quán chúng mỗi loại 2 lạng 5 đồng cân, 5 lạng tỳ giải, 8 lạng cẩu tích. Đem sấy khô các vị trên rồi đem ngâm rượu hoặc tán nhuyễn làm thành viên nhỏ uống với nước gừng hoặc rượu.

Điều trị bệnh Gout: Chuẩn bị 10g dây gắm khô. Đem hãm với 150ml nước sôi, dùng uống mỗi ngày.

Trị sơn ăn: Lấy 20g rễ dây gắm, cho dây gắm vào siêu sắc với 300 ml nước đến khi còn lại 150 ml. Uống mỗi ngày 2 lần.

(Tổng hợp) Cây dây gắm -Vị thuốc quý điều trị đau xương khớp 3

Ngoài ra, cây dây gắm còn có một số tác dụng chữa một số bệnh như:

Chữa sốt rét: Chuẩn bị cây dây gắm, dây hà thủ ô, thảo quả, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn mỗi loại 10g, 8g cây chó đẻ, hạt cau, dây cóc và ô mai mỗi loại 4g. Đem sắc các dược liệu này với 600 ml còn lại 200 ml uống ngày 2 lần trước khi lên cơn sốt khoảng 2 tiếng.

Điều hòa kinh nguyệt: Chuẩn bị 6g nghệ đen, 10g bạch đồng nữ, 8g rễ gắm, 12g nhân trần, 10g lá đuôi lươn, 12g ích mẫu. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

(Tổng hợp) Cây dây gắm -Vị thuốc quý điều trị đau xương khớp 4

Trị vàng da, ăn kém, chóng mặt sau sinh: Lấy rễ gắm 25g, Ích mẫu 20g, Hương phụ 10g, Ngải cứu 8g, Nhân trần 12g, Nghệ đen 15g. Tất cả sắc nước uống. Ngày uống 2 lần, trong 10 ngày liên tiếp.

Trị rắn cắn: Chuẩn bị vài lá gắm tươi đem nhai lá gắm cho nát rồi đắp lên vết rắn cắn, sau đó cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Lưu ý

Dây gắm là vị thuốc dân gian không có tác dụng chữa bệnh liền, cần dùng trong thời gian dài.

Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân sử dụng đúng liều lượng, chỉ dẫn. Không tự ý lạm dụng thuốc sẽ có khả năng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.