Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Cây mỏ quạ-vị thuốc quý từ thiên nhiên

Như Ý - 11:33, 20/05/2021

Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu… Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch. Cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát…Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây mỏ quạ cho bà con tham khảo.

Trong Y học cổ truyền, mỏ quạ là một loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến với nhiều công dụng nổi bật
Trong Y học cổ truyền, mỏ quạ là một loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến với nhiều công dụng nổi bật

Chữa vết thương phần mềm (vết thương nhỏ, nông): Lá mỏ quạ gai tươi, lấy về rửa sạch, để ráo nước, bỏ cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Hàng ngày lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3-5 ngày vết thương đóng vảy thì thôi.

Trị mụn nhọt sưng đau: Lấy vỏ rễ mỏ quạ, đem rửa sạch, giã nát và đắp vào chỗ đau nhức.

Chữa ho ra máu do nhiệt tích ở phổi: Dùng 63g rễ mỏ quạ. Cạo lớp vỏ ngoài, sau đó thái lát và sao xém. Cho nước vào sắc, sau đó thêm ít đường, hòa đều và dùng uống ngày 3 lần.

Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản và ung thư dạ dày: Dùng mã tiên thảo, tam lăng và rễ mỏ quạ gia giảm liều lượng theo từng trường hợp. Sắc uống hằng ngày.

Trị sạn đường mật: Lấy uất kim 12g, kim tiền thảo 30g, xuyên quân 10g, trần bì 30g, mỏ quạ 15g. Sắc uống.

Chữa bệnh sỏi đường tiết niệu: Lấy 25g đậu vẩy rồng, xuyên phá thạch, râu mèo, hoạt thạch và đông quỳ tử mỗi vị 15g, ngưu tất 12g. Dùng các vị sắc lấy nước uống.

Trị chứng thận hư do thấp nhiệt có kèm sạn: Dùng vương bất lưu hành 15g, hoàng tinh 15g, xuyên phá thạch 15g, hoàng kỳ 30g, hoài ngưu tất 15g, hải kim sa (gói vải) 15g, kim tiền thảo 20g. Sắc uống hằng ngày.

Trị ho lâu ngày do nhiễm khí lạnh: Dùng 9g cam thảo, 30g rễ rung rúc và 10g xuyên phá thạch. Cho dược liệu vào ấm, thêm 700ml nước vào và sắc còn 300ml. Mỗi lần dùng 100ml, ngày dùng 3 lần. Cứ 10 ngày là xong 1 liệu trình, có thể lặp lại liệu trình nếu cần thiết.

Cây mỏ quạ-vị thuốc quý từ thiên nhiên 1

Chữa vết thương phần mềm: Lá mỏ quạ tươi, lá bòng bong tươi liều lượng bằng nhau giã đắp, rửa thay băng hàng ngày. Sau 3 ngày, thêm cây hàn the, liều lượng bằng nhau, giã đắp và thay băng hàng ngày để nhanh lên da non. Sau 2 - 3 lần, dùng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, bồ hóng 8g, phèn phi 4g, nghiền bột, rắc lên vết thương cho đóng vảy và róc thì thôi.

Phụ nữ bế kinh: Lấy 30g rễ mỏ quạ gai rửa sạch, đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày trước chu kỳ kinh.

Mát phổi, chữa ho (Dùng khi lao phổi, ho ra máu, sốt hâm hấp): Rễ mỏ quạ 63g, bách bộ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Chữa lao phổi, ho, sốt, đờm vàng.

Chữa lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu: Mỏ quạ 40g, dây rung rúc 30g. bách bộ và hoàng liên ô rô, mỗi vị 20g sắc uống.

Hoặc: Lấy 63g rễ mỏ quạ, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, thái lát, sao xém. Sắc lấy nước, thêm ít đường để uống. Ngày uống 3 lần. Chữa ho ra máu do nóng ở phổi (phế nhiệt).

Trừ phong, giảm đau: Rễ mỏ quạ 250g tẩm rượu sao. Sắc uống. Chữa đau lưng do phong thấp, chân tay nhức mỏi.

Hoặc: Dùng 20g rễ mỏ quạ, binh lang 20g, thảo quả 20g. Sắc uống. Chữa kinh giản, lên cơn hàng ngày hay cách 3 - 4 ngày.

Chữa co giật: Lên cơn hằng ngày hay 3 – 4 ngày phát 1 lần: Dùng Mỏ quạ, hạt cau, thảo quả, mỗi vị 20g sắc uống.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng được./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.