Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chắp cánh ước mơ

Hoàng Quý - 12:43, 04/11/2019

Hà Minh Quang (dân tộc Tày) và Lưu Quỳnh Anh (dân tộc Pà Thẻn) là 2 trong hơn 100 gương mặt được vinh danh trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 sắp diễn ra. Với bảng thành tích học tập đáng nể, các em xứng đáng là tấm gương để các bạn học tập, noi theo.

Em Hà Minh Quang (dân tộc Tày) sinh viên ngành Cơ điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Em Hà Minh Quang (dân tộc Tày) sinh viên ngành Cơ điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Cậu sinh viên với niềm đam mê robot

Hà Minh Quang (sinh năm 2001) dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội. Với những điều kiện thuận lợi của mình, Quang luôn cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, 12 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Quang là 1 trong 77 gương mặt học sinh DTTS trúng tuyển vào đại học có tổng số 26 điểm trở lên theo tổ hợp xét tuyển năm học 2018 - 2019. Theo đó, em đăng ký dự tuyển Khối A1 với số điểm từng môn rất cao, như Toán 9, Anh văn 9 và Vật lý 8.

Hiện, Quang đang là sinh viên năm thứ Nhất tại khoa Cơ điện tử (Đại học Bách khoa Hà Nội) để thực hiện ước mơ của mình. Quang cho biết, từ nhỏ em đã yêu thích những mô hình đồ chơi, robot mà bố mẹ mua cho. Càng lớn lên em càng say mê hơn, chính vì thế em đã quyết định học tập, tìm hiểu để trở thành kỹ sư cơ điện tử.

Được biết, khi còn học THPT, Quang là một học sinh giỏi đều các môn, tuy nhiên em có một sự ham thích đặc biệt với môn Vật lý và Kỹ thuật. Những tiết học này em luôn là người sôi nổi phát biểu và mạnh dạn đặt câu hỏi từ thực tế cuộc sống với thầy, cô giáo. Các thầy, cô đều hiểu được niềm đam mê khoa học, tính tìm tòi học hỏi của em nên cũng sẵn lòng giải đáp.

Vui với những thành tích đạt được, Quang chia sẻ: Với em, lúc rảnh rỗi thường lên mạng internet, đọc sách báo để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu dữ liệu mới phục vụ việc học và tìm hiểu về các sản phẩm khoa học - kỹ thuật thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử của mình.

Cô gái vượt cao nguyên đi tìm con chữ

Em Lưu Quỳnh Anh (dân tộc Pà Thẻn) là một trong những gương mặt học sinh, sinh viên DTTS rất ít người đỗ đại học.
Em Lưu Quỳnh Anh (dân tộc Pà Thẻn) là một trong những gương mặt học sinh, sinh viên DTTS rất ít người đỗ đại học.

Sinh ra và lớn lên ở miền núi tỉnh Hà Giang, còn nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, thế nhưng Lưu Quỳnh Anh vẫn nổi bật với thành tích học tập đáng nể của mình. Với bảng thành tích 12 năm liền đều đạt học sinh giỏi, cùng với rất nhiều giải thưởng, như giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi môn Địa lý cấp tỉnh; giải Khuyến khích cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường phổ thông… em xứng đáng là gương mặt học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu.

Quỳnh Anh sinh ra trong gia đình có 2 chị em, mẹ làm công chức, bố làm ở ngành Điện lực. Thấu hiểu sự vất vả của bố mẹ, Quỳnh Anh luôn có ý chí vươn lên và cố gắng tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức mới cho bản thân. Khi ở trường cũng như lúc ở nhà, em luôn sắp xếp mọi việc để học tập và rèn luyện. Không những học giỏi văn hóa, Quỳnh Anh còn hăng hái tham gia các hoạt động do nhà trường phát động, đồng thời thường xuyên hướng dẫn và giúp đỡ các bạn trong học tập.

Nói về bí quyết học tập, Quỳnh Anh cho biết, để có kết quả cao trong học tập thì trên lớp, em luôn chú ý lắng nghe thầy, cô giảng bài, bài nào chưa hiểu thì em hỏi thầy, hỏi bạn. Khi về nhà, em chăm chỉ học bài, chuẩn bị bài, tích cực tìm tòi, đọc sách và tìm hiểu thêm kiến thức trên mạng internet. 

Hiện, Quỳnh Anh đang theo học tại Khoa Kinh tế và Quản lý (Đại học Điện lực). Chia sẻ về ước mơ của mình, Quỳnh Anh nói: “Thời gian tới, em sẽ cố gắng học và hoàn thành chương trình đại học, sau đó sẽ học tiếp lên và tìm kiếm một công việc ổn định”.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.