Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nuôi heo đất giúp bạn đến trường

Hoàng Quý - 14:42, 21/10/2019

Phong trào giúp bạn nghèo đến trường từ lâu đã trở thành hoạt động thường niên của thầy và trò các trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần quan trọng giáo dục ý thức tiết kiệm, tinh thần sẻ chia của học sinh.

Ngày hội “Mổ heo đất tiết kiệm khuyến học” ở Trường TH và THCS Hòa Cuông.
Ngày hội “Mổ heo đất tiết kiệm khuyến học” ở Trường TH và THCS Hòa Cuông.

Gia đình thuộc diện hộ nghèo, con đường tới trường của Đặng Thị Yến Nhi, học sinh lớp 5, Trường TH và THCS Hòa Cuông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đầy khó khăn. Nhưng bằng sự sẻ chia, giúp đỡ của thầy, cô và bạn bè từ phong trào “Nuôi heo đất khuyến học”, em đã có điều kiện vững bước tới trường, trở thành một trong những học sinh vượt khó học tập tốt.

“Khi nhận được số tiền hỗ trợ của các bạn và thầy, cô giáo em rất vui. Em đã dành số tiền đó để mua sách vở, đồ dùng học tập. Số tiền còn lại em tiếp tục nuôi heo đất, để giúp những bạn khác…”, Yến Nhi chia sẻ.

Hằng năm, Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên tuyên truyền trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tiết kiệm những khoản chi không cần thiết để “Nuôi heo đất khuyến học”, cùng chia sẻ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Mỗi lớp học được trường cấp cho một con heo đất. Hằng tuần, các thầy, cô giáo và các em học sinh cùng nhau “chăm sóc” để heo mau lớn trên tinh thần vui tươi, tự nguyện. Đến cuối năm học, trường tổ chức ngày hội “Mổ heo đất tiết kiệm khuyến học” và dùng toàn bộ số tiền đó để hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cô giáo Phạm Thị Kiều Vân, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, năm học 2018 - 2019 vừa qua, Nhà trường đã nuôi được 301 heo đất, với tổng số tiền thu được hơn 140 triệu đồng. Nhà trường đã vận dụng linh hoạt bằng nhiều hình thức để giúp đỡ các em học sinh nghèo, như: Tặng sách vở, đồ dùng học tập, miễn giảm học phí, tặng học bổng, quà Tết… Mặc dù giá trị tiền từ mỗi “con heo đất” là không lớn, nhưng đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, chất lượng giáo dục trong nhà trường. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.