Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thành tích học tập đáng nể của cô gái Tày xứ Tuyên

PV - 10:16, 22/10/2019

Triệu Huyền Trang là một trong những gương mặt tiêu biểu của tỉnh Tuyên Quang với nhiều thành tích đáng nể trong học tập. Không chỉ đạt giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm 2019, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Triệu Huyền Trang giành được 27,25 điểm, nhờ đó được tuyển thẳng vào Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Em Triệu Huyền Trang nhận giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2019 môn Lịch sử.
Em Triệu Huyền Trang nhận giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2019 môn Lịch sử.

Triệu Huyền Trang sinh năm 2001, hiện đang là sinh viên năm thứ nhất ngành Nhật Bản học, khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 2 anh em, bố mẹ làm nghề nông ở xã Đội Cấn, TP. Tuyên Quang (Tuyên Quang), ngay từ những năm Tiểu học, năm nào Trang cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. 

Để đỗ đại học, không phụ niềm tin của bố mẹ, Trang một mình vượt gần 20 cây số, thi vào Trường THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang. Ngọn lửa tình yêu Sử bùng cháy khi Trang đỗ vào chuyên Sử. Với niềm yêu thích của mình với lịch sử, Trang phấn đấu hết mình để học tập, trau dồi nâng cao kiến thức. Nhờ đó, em đã đạt nhiều thành tích cao trong những kỳ thi như: giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử tỉnh và quốc gia (lớp 12); giải Nhì em yêu lịch sử Việt Nam cấp tỉnh (lớp 11); Huy chương Bạc trại hè Hùng Vương môn Lịch sử (lớp 10 và 11)…

Chia sẻ kinh nghiệm học môn Lịch sử của mình, Trang cho biết: “Cũng không có gì đặc biệt, như các bạn khác, trên lớp em chăm chú nghe cô giáo giảng bài rồi về nhà đọc lại để nhớ hơn. Ngoài việc chăm chỉ học bài trên lớp, về nhà em thường tìm hiểu tài liệu khác để hiểu hơn về môn Lịch sử. Trước khi học bài mới, em đã tìm hiểu các tài liệu để nắm được diễn biến, kết quả và ý nghĩa của từng sự kiện”.

Đi học đại học, vào môi trường mới xa bố mẹ, xa bạn bè nhưng không vì thế mà niềm yêu thích môn Sử của Trang giảm đi. Ngoài việc học tập hàng ngày, em còn tham gia CLB tuyên truyền văn hóa lịch sử của Đoàn trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Trang cho biết, cứ vào cuối tuần, em cùng CLB lại đến các địa điểm lịch sử của TP. Hà Nội như Hoàng thành Thăng Long, Bờ hồ Hoàn Kiếm… để tư vấn về các di tích lịch sử cho khách du lịch. Đối với Trang, được tiếp xúc với khách du lịch để giới thiệu, quảng bá cho các địa danh là niềm vui, không chỉ giúp em trau dồi kiến thức môn Lịch sử, được tiếp xúc với du khách nước ngoài, mà còn làm tăng khả năng ngoại ngữ, cũng như tiếp xúc với văn hóa nước bạn.

Khi hỏi về ước mơ sau này, Trang trả lời: “Em chỉ muốn cố gắng học sau này có nghề ổn định, giúp đỡ bố mẹ”. Còn với niềm đam mê Sử, Trang nói rằng, nếu có cơ hội em muốn tiếp tục được nghiên cứu về lịch sử.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.