Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chất lượng đầu vào bậc THPT ở miền núi Thanh Hóa ngày càng nâng cao

Quỳnh Trâm - 19:38, 10/08/2022

Vừa qua, tại các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã công bố điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023. Một số trường THPT khu vực miền núi có điểm chuẩn tăng so với năm ngoái, như: Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa…

Dù điểm chuẩn cao hơn, nhưng số lượng thí sinh trúng tuyển tăng, điều đó cho thấy, các trường đã nỗ lực đổi mới, linh hoạt trong giảng dạy. (Ảnh minh họa)
Dù điểm chuẩn cao hơn, nhưng số lượng thí sinh trúng tuyển tăng, điều đó cho thấy, các trường đã nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy. (Ảnh minh họa)

Theo thầy Hoàng Khắc Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lang Chánh, trước đây, thí sinh dự thi vào Trường THPT Lang Chánh chỉ cần qua điểm liệt là có thể trúng tuyển đầu vào lớp 10, như năm 2020, học sinh đạt trung bình dưới 1 điểm/môn vẫn đậu. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, điểm chuẩn của trường là 12 điểm, tăng khá nhiều so với các năm học trước đó.

“Đặc biệt năm nay, số lượng học sinh trúng tuyển vào Trường THPT Lang Chánh là 420 em, thừa 60 học sinh. Rõ ràng, điểm đầu vào tăng, số lượng trúng tuyển đủ, thậm chí thừa, cho thấy chất lượng giáo dục tại bậc học dưới có sự chuyển biến. Bên cạnh đó, nhiều em học sinh có học lực trung bình, yếu, khả năng đậu vào lớp 10 không cao, các em chọn lựa học nghề. Tình trạng học sinh chỉ cần qua điểm liệt là đậu vào trường nay không còn”, thầy Hạnh nói.

Tại trường THPT Quan Hóa, trường công bố điểm chuẩn đầu vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 là 9,4 điểm. năm học 2022 - 2023, điểm chuẩn của trường tăng lên 12,4 điểm.

Thầy Lê Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Quan Hóa, cho biết: Năm học 2022 - 2023, nhà trường có 395 hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó có 336 học sinh trúng tuyển, tăng 42 em so năm học trước. Dù điểm chuẩn cao hơn, nhưng số lượng thí sinh trúng tuyển tăng, điều đó cho thấy, các trường THCS đã nỗ lực đổi mới, xây dựng kế hoạch dạy học và ôn tập phù hợp với năng lực học sinh.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, bậc học THCS tại các trường miền núi Thanh Hóa đã linh hoạt trong giảng dạy, duy trì song song 2 hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến để bảo đảm học sinh không bị ngắt quãng chương trình.

Việc điểm chuẩn đầu vào lớp 10 THPT của một số trường công lập khu vực miền núi tăng, cho thấy rằng, năm học 2022 - 2023 các trường sẽ có cơ sở và tiền đề để cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.