Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Chất vấn lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: An ninh nguồn nước ở vùng đồng bào DTTS được quan tâm

Thanh Huyền - 20:16, 04/06/2024

Ngày 4/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, một số đại biểu quan tâm đến an ninh nguồn nước nói chung, ở vùng đồng bào DTTS, miền núi nói riêng.

Việc đảm bảo an ninh nguồn nước thì đầu tiên chúng ta phải đảm bảo được nguồn nước nội sinh. Theo đó, chúng ta phải tiếp tục bảo vệ rừng, trồng thêm rừng và sử sử dụng hiệu quả nguồn nước
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: Việc đảm bảo an ninh nguồn nước, đầu tiên chúng ta phải đảm bảo được nguồn nước nội sinh. Theo đó, chúng ta phải tiếp tục bảo vệ rừng, trồng thêm rừng và sử sử dụng hiệu quả nguồn nước

Đại biểu Phạm Thị Kiều (đoàn Đắk Nông) cho biết, với việc gia tăng tình trạng hạn hán, suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn ở Việt Nam, vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước cho sinh hoạt, đặc biệt là vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo là thách thức lớn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước cho sinh hoạt trong thời gian tới?

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Kiều, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh khẳng định, biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến Việt Nam và nước ta là một trong 6 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề về biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu cũng tác động đến nguồn nước nên chúng ta phải có những giải pháp sớm để đảm bảo được an ninh nguồn nước. Việc đảm bảo an ninh nguồn nước thì đầu tiên chúng ta phải đảm bảo được nguồn nước nội sinh. Theo đó, chúng ta phải tiếp tục bảo vệ rừng, trồng thêm rừng và sử dụng hiệu quả nguồn nước.

Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) nêu rõ, đầu tư công trình tích trữ nước là một trong những giải pháp ưu tiên trong Luật Tài nguyên nước năm 2023. Để đảm bảo chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết việc thực hiện các chính sách nhằm thu hút đầu tư xây dựng các công trình tích trữ nước trong thời gian tới như thế nào?

Đại biểu Phạm Thị Kiều (đoàn Đắk Nông)
Đại biểu Phạm Thị Kiều (đoàn Đắk Nông) chất vấn về vấn đề an ninh nguồn nước, trong đó có an ninh nguồn nước ở vùng đồng bào DTTS

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quàng Thị Nguyệt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, thời gian qua, chúng ta rất quan tâm đến việc xây dựng hồ thủy lợi để tích trữ nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang rà soát những nơi có đủ điều kiện để xây dựng các hồ đập, hồ thủy lợi. Việc tích trữ nước phải gắn với việc sử dụng hiệu quả nguồn nước. Ngoài ra, việc kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng các hồ thủy lợi, hồ đập cũng phải gắn với đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, không ảnh hưởng đến rừng, hệ sinh thái...

Ở khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, chúng ta xây dựng các hồ đập và các hồ thủy điện, các hồ thủy điện kết hợp với hồ thủy lợi. Trong Luật Tài nguyên và Môi trường cũng có quy định quản lý ở lưu vực sông cũng như đảm bảo được việc tích trữ nước và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Nhóm vấn đề đầu tiên được chất vấn thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chất vấn xoay quanh việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước; giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm...