Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho người bị sỏi thận?

Như Ý - 09:38, 30/09/2022

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng có trong nước tiểu bị kết tủa và lâu ngày tích tụ thành sỏi. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Bởi vậy, người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ làm chậm quá trình hình thành sỏi, cải thiện tốt tình trạng bệnh một cách tốt nhất.


Người bị sỏi thận nên điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày của mình một cách phù hợp nhất để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Ảnh minh hoạ
Người bị sỏi thận nên điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày của mình một cách phù hợp nhất để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Ảnh minh hoạ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bị sỏi thận. Tùy theo kích thước của sỏi mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong quá trình điều trị nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống như uống nhiều nước, cân bằng dinh dưỡng tránh suy nhược cơ thể, bổ sung các thực phẩm giàu canxi & vitamin, hạn chế tối đa lượng muối hằng ngày,… để giúp cho việc điều trị dứt điểm, ngăn bệnh tiến triển và giảm nguy cơ tái phát về sau.

Để nhanh chóng cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát, những người bị sỏi thận nên điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày của mình một cách phù hợp nhất.

Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho người bị sỏi thận? 1

Thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận

Thực phẩm giàu vitamin D và canxi: Nhiều người vẫn cho rằng bản chất của sỏi là canxi vậy nên cần kiêng hoàn toàn canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh nguy cơ sỏi phát triển. Tuy nhiên, thực chất việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa canxi có hàm lượng đúng quy định có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Việc kiêng quá mức các thực phẩm chứa canxi còn gây mất cân bằng trong cơ thể, dẫn đến loãng xương và khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, tăng khả năng tạo sỏi thận. Do đó, người bị sỏi thận nên ăn các thực phẩm chứa canxi như phô mai, sữa chua, các loại hạt, rau có màu xanh đậm. Vitamin D sẽ giúp cho việc hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn, nên bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng.

Mỗi ngày ngừi bị tiểu đường có thể có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phomai (khoảng 800-1300 mg chấtcanxi).

Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho người bị sỏi thận? 2

Uống nhiều nước: Người bị sỏi thận cần uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo sao cho lượng nước tiểu mỗi ngày lớn hơn 2,5 lít. Như vậy, người bệnh cần uống từ 3-4 lít/ngày. Việc uống nhiều nước và đi tiểu nhiều sẽ giúp việc đào thải được diễn ra thuận lợi hơn đồng thời hạn chế thấp nhất khả năng sỏi tái phát.

Ngoài nước lọc bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước khác như:

Nước chanh: chứa chất citrate, giúp hòa tan sỏi thận

Trà lựu: giảm hàm lượng axit trong nước tiểu, hỗ trợ thải độc

Nước ép nho: chứa chất chống oxy hóa, đào thải độc tố

Trà gừng: kháng khuẩn, chống viêm

Trà húng quế: chứa axit axetic, giúp phá hủy sỏi thận

Nước cam ép: chứa citrate, ngăn chặn sỏi…

Hằng ngày người bệnh cần kiểm tra màu nước tiểu, nếu nước tiểu của bạn trắng trong chứng bỏ bạn đã uống đủ nước, nếu màu vàng sẫm thì bạn cần phải bổ sung thêm.

Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho người bị sỏi thận? 3

Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A là loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch và hỗ trợ điều hòa hệ thống bài tiết. Khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin A sẽ giảm bớt sự lắng đọng khoáng chất có trong nước tiểu, hạn chế việc hình thành sỏi thận. Đồng thời các thực phẩm chứa vitamin A còn có thể điều hòa lượng nước tiểu thải ra ngoài cơ thể, giúp bào mòn và làm giảm kích thước sỏi nhanh chóng. Người bị sỏi thận nên ăn nhiều ớt chuông, khoai lang, rau diếp cá, cà rốt, cà chua, dâu tây,…

Thực phẩm vitamin B6: Vitamin B6 là loại vitamin cơ thể không tự sản xuất được và tham gia vào nhiều chức năng hoạt động của cơ thể, đặc biệt có thể làm giảm khả năng hình thành oxalat. Bổ sung vitamin B6 từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỏ, đậu phộng, đậu nành, bông cải, cà rốt, các loại cá…

Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có vai trò quan trọng giúp thức ăn được chuyển hóa nhanh hơn, vì vậy cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, hệ bài tiết. Đặc biệt, đây cũng là dưỡng chất cần thiết cho việc ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận. Bạn nên thêm các thực phẩm như: Bắp cải, cần tây, súp lơ xanh, ớt chuông vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Người bị bệnh sỏi thận nên hạn chế thực phẩm chứa hàm lượng lớn Kali
Người bị bệnh sỏi thận nên hạn chế thực phẩm chứa hàm lượng lớn Kali

Thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận

Tránh ăn nhiều protein (chất đạm): Theo các chuyên gia, việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên quan mật thiết. Việc hấp thụ quá nhiều đạm sẽ làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho có trong nước tiểu. Vì thế, người bệnh sỏi thận cần hạn chế các thực phẩm giàu đạm và tuân thủ ở mức khoảng 200g protein mỗi ngày.

Hạn chế ăn muối: Muối cũng là tác nhân gây nên bệnh sỏi thận. Việc ăn nhiều muối, các thức ăn mặn khiến cơ thể hình thành chất oxalate và tạo ra sỏi. Đồng thời, muối còn khiến cho quá trình đào thải độc tố chậm hơn, ảnh hưởng đến chức năng thận. Mỗi ngày người bệnh sỏi chỉ được ăn tối đa 3g muối và nên ăn càng nhạt càng tốt. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp vì các loại thực phẩm này có chứa rất nhiều muối.

Tránh ăn các thực phẩm chứa chất purine gây sỏi niệu như: cá khô, thịt khô, các loại mắm nêm, mắm thái, lòng heo, lòng bò…

Giảm đường và đồ ngọt vì chúng có chứa hàm lượng lớn Fructose và sucrose. Chúng khiến cho việc hình thành sỏi diễn ra nhanh hơn, đồng thời người bệnh còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy bạn nên tránh các loại bánh ngọt, bánh quy,…. để đẩy lùi tình trạng sỏi thận. Giảm đường, giảm mỡ.

Hạn chế thực phẩm chứa hàm lượng lớn Kali: Kali khiến cho lượng máu tăng cao, gây nên áp lực cho thận, từ đó chúng làm giảm khả năng đào thải của thận, tăng nguy cơ hình thành các viên sỏi. Nên hạn chế các thực phẩm như: Chuối, khoai tây,..

Kiêng tuyệt đối các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đậm đặc, cà phê,..

Tạm dừng các loại thuốc: thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến bác sĩ về việc dùng kèm thuốc trị sỏi thận.

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát bệnh sỏi thận. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý về dinh dưỡng để trị dứt điểm bệnh, tránh để sỏi thận kéo dài, tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày./.

Tin cùng chuyên mục
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.