Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam

NA (T/h) - 15:55, 06/03/2022

Tại lễ khai mạc Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh lần thứ 8 năm 2022 với chủ đề "Tôi yêu áo dài Việt Nam", công chúng được chiêm ngưỡng 15 bộ sưu tập nổi bật của những nhà thiết kế nổi tiếng hơn 300 mẫu áo dài. Công chúng đặc biệt ấn tượng về bộ sưu tập áo dài nghệ thuật của nhà thiết kế nổi tiếng Đỗ Trịnh Hoài Nam.

Bộ sưu tập áo dài "Giấc mơ" của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam được đánh giá là điểm sáng tiêu biểu cho chủ đề Hội nhập đưa áo dài vươn ra biển lớn.
Bộ sưu tập áo dài "Giấc mơ" của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam được đánh giá là điểm sáng tiêu biểu cho chủ đề Hội nhập đưa áo dài vươn ra biển lớn.

Tại Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh năm 2022, công chúng được chiêm ngưỡng 15 bộ sưu tập áo dài với các ý tưởng thiết kế táo bạo, nổi bật của các nhà thiết kế nổi tiếng với hơn 300 mẫu áo dài được thể hiện theo 4 chủ đề chính gồm: Cội nguồn, Thăng hoa, Hội nhập và Thành phố tôi yêu.

Trong đó nổi bật là bộ sưu tập áo dài "Giấc mơ" của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam được đánh giá là điểm sáng tiêu biểu cho chủ đề Hội nhập đưa áo dài vươn ra biển lớn.

Bộ sưu tập áo dài "Giấc mơ" được tác giả lấy ý tưởng từ những tinh hoa quý báu của gốm sứ Bát Tràng để vẽ lên bức tranh huyền bí nhưng đầy sắc màu từ lòng đất mẹ.
Bộ sưu tập áo dài "Giấc mơ" được tác giả lấy ý tưởng từ những tinh hoa quý báu của gốm sứ Bát Tràng để vẽ lên bức tranh huyền bí nhưng đầy sắc màu từ lòng đất mẹ.

Với tông chủ đạo như vàng, xanh lam, cam, bộ sưu tập Áo dài "Giấc Mơ" tạo nên hình ảnh tươi trẻ và sôi động cho những bộ trang phục cho mùa Xuân Hè.

Những tác phẩm áo dài được thực hiện bởi hàng trăm người thợ thủ công từ các làng nghề truyền thống từ các làng nghề thủ công nổi tiếng như: Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức... của Hà Nội.
Những tác phẩm áo dài được thực hiện bởi hàng trăm người thợ thủ công từ các làng nghề truyền thống từ các làng nghề thủ công nổi tiếng như: Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức... của Hà Nội.

Điểm đặc biệt là những tác phẩm áo dài trong bộ sưu tập "Giấc mơ" được thực hiện bởi hàng trăm người thợ thủ công từ các làng nghề truyền thống từ các làng nghề thủ công nổi tiếng như: Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức... của Hà Nội.

Với tông chủ đạo như vàng, xanh lam, cam, bộ sưu tập Áo dài "Giấc Mơ" tạo nên hình ảnh tươi trẻ và sôi động cho những bộ trang phục cho mùa Xuân Hè.
Với tông chủ đạo như vàng, xanh lam, cam, bộ sưu tập Áo dài "Giấc Mơ" tạo nên hình ảnh tươi trẻ và sôi động cho những bộ trang phục cho mùa Xuân Hè.

Các nghệ nhân phải mất khoảng thời gian làm việc liên tục từ 6 tháng đến một năm để có thể tạo nên những mẫu áo dài vượt ra khỏi ranh giới của một sản phẩm may mặc mà chính xác phải gọi đó là những tác phẩm nghệ thuật.

Những mẫu áo dài như các tác phẩm nghệ thuật tinh tế
Những mẫu áo dài như các tác phẩm nghệ thuật tinh tế

Bộ sưu tập "Giấc mơ" được dùng chất liệu lụa nhung và những hạt hoa văn nhung thủ công được tạo hình như những bức tranh đá quý kết hợp kỹ thuật thêu đính thủ công đỉnh cao đặc trưng của Áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam.

Đưa gốm sứ vào áo dài nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam sáng tạo sự kết hợp đỉnh cao giữa nghệ thuật áo dài và nghệ thuật kiến trúc mang vẻ đẹp tâm hồn Việt.

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam 5

Cùng với những màu sắc rực rỡ, tươi vui, các thiết kế áo dài Giấc Mơ thể hiện thông điệp về những hy vọng của một cuộc sống mới bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc, chiến thắng đại dịch COVID-19.

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam 6
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam 7

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh  lần thứ 8 năm 2022 với chủ đề “Tôi yêu áo dài Việt Nam” như một lời khẳng định TP. Hồ Chí Minh đã trở thành vùng an toàn với dịch COVID-19


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.