Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số

Thúy Hồng - 22:38, 27/11/2021

Tối 27/11, tỉnh Hà Giang đã công chiếu Lễ hội Tam giác mạch lần thứ VII năm 2021, với chủ đề “Hoa của đá”, trên các nền tảng số.

Vẻ đẹp của hoa Tam giác mạch. (Ảnh chụp từ màn hình)
Vẻ đẹp của hoa Tam giác mạch. (Ảnh chụp từ màn hình)

Với thời lượng phát sóng 45 phút, thông qua những thước phim được công chiếu qua các nền tảng số, khán giả và du khách được thưởng thức nhiều chương trình đặc sắc, như bức tranh toàn cảnh về Hà Giang trên đường đổi mới và phát triển; giới thiệu vẻ đẹp về thiên nhiên và con người nơi cao nguyên đá. Đó là hình ảnh về nhiều danh thắng, di tích vùng công viên địa chất; những nương tam giác mạch nở hoa đẹp; hoạt động văn hóa, du lịch thể thao mạo hiểm; lễ hội giàu bản sắc các dân tộc trên vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.

Hình ảnh đẹp của thiên nhiên Hà Giang còn thể hiện trong nụ cười từ già tới trẻ ở khắp các cung đường, bản làng; những bước chân trần của trẻ con, người già, trai gái thanh niên đi trên đường đèo, ruộng bậc thang, qua những đồi hoa dạt dào hương sắc... Chương trình giới thiệu văn hóa độc đáo của dân tộc Mông, Lô Lô, Giáy... gắn với hình ảnh hoa tam giác mạch và các lễ hội. 

Chương trình còn có chuỗi tiết mục biểu diễn nghệ thuật của nhiều nghệ sĩ theo chủ đề, gồm: Màn hát múa "Trầm tích cao nguyên đá", múa "Hồn khèn", ca khúc "Đường về tây Côn Lĩnh", múa "Trống thần dân tộc Giáy", "Đàn đá", hát múa liên khúc "Hà Giang mùa hoa tam giác mạch và sắc màu Hà Giang"... nhằm giới thiệu văn hóa độc đáo của cao nguyên đá gắn với hình ảnh hoa tam giác mạch.

Hà Giang sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, nay như mềm mại duyên dáng hơn nhờ sắc hồng của hoa tam giác mạch. Mùa hoa đã mang màu áo mới đến cho cả một vùng núi đá. Trên đá không chỉ có hoa, mà còn là hình hài những con người với đời sống lao động, sinh hoạt phong phú, góp phần tô thắm cho những dãy núi đá tai mèo sừng sững.

Vùng đất địa đầu Tổ quốc đang đổi thay từng ngày nhưng vẫn gìn giữ gần như vẹn nguyên những giá trị của lịch sử và truyền thống văn hóa. Điển hình như chiếc khèn của người Mông ở Cao nguyên đá Đồng Văn, là nhạc cụ không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông. Đây cũng chính là một phần quan trọng tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa Mông ở Hà Giang.

Hà Giang nhiều năm qua đã phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng như: Du lịch địa chất, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm. Các sản phẩm thủ công truyền thống, đặc sản từ tự nhiên và ẩm thực... là những nét đặc trưng ở Hà Giang đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.

Chương trình công chiếu Lễ hội hoa Tam giác mạch của tỉnh Hà Giang như một điểm nhấn về văn hóa nghệ thuật, nhằm ca ngợi và tôn vinh nét đặc trưng của mảnh đất và con người Hà Giang. Qua các nền tảng số đời sống của đồng bào DTTS Hà Giang đã hiện ra chân thực, đầy sức sống. Vẻ đẹp của con người vùng cao hiện lên sinh động, chân thực và hiếu khách kỳ vọng sẽ mang đến cho du khách trong - ngoài nước một cái nhìn mới về du lịch và con người Hà Giang.

Một số hình ảnh tại lễ công chiếu: 

Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 1
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 2
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 3
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 4
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 6
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 7
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 8
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 9
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 10
Chiêm ngưỡng Lễ hội hoa tam giác mạch qua nền tảng số 11


Tin cùng chuyên mục
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.