Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Minh Nhật - 00:58, 03/12/2024

Tháng 12, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025 với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”.

Mâm lễ cúng trong tết Nào Pê Chầu của dân tộc Mông (Điện Biên)
Mâm lễ cúng trong Tết Nào Pê Chầu của dân tộc Mông tỉnh Điện Biên

Hoạt động điểm nhấn “Chào năm mới 2025” gồm tái hiện Tết Nào Pê Chầu của dân tộc Mông, tỉnh Điện Biên, các chương trình dân ca dân vũ “Bản Mông vui đón Tết”, “Niềm vui đón năm mới”, giới thiệu “Món ngon vùng miền - Chào năm mới 2025”.

Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” diễn ra tại Không gian chợ vùng cao phía Bắc, khu các làng dân tộc I, từ ngày 31/12/2024 đến 01/01/2025, với 50 gian hàng giới thiệu ẩm thực truyền thống và sản vật vùng cao.

Ngoài ra còn có Không gian trưng bày tranh “Sắc màu phiên chợ” giới thiệu bộ sưu tập ảnh về vẻ đẹp của vùng đất và con người của các huyện miền núi xứ Thanh và một số ảnh không gian văn hóa đã tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc cũng được bà con các dân tộc giới thiệu trong dịp này như trình diễn múa Khèn của dân tộc Mông, tỉnh Thanh Hóa, dân ca dân vũ “Sắc màu phiên chợ” của cộng đồng các dân tộc tại Không gian chợ vùng cao phía Bắc.

Du khách trải nghiệm uống rượu cần với bà con Chơ ro (Đồng Nai)
Du khách trải nghiệm uống rượu cần với đồng bào Chơ Ro tỉnh Đồng Nai

Bên cạnh đó, một số lễ hội, phong tục đặc sắc của đồng bào cũng được tái hiện hoặc trích tái hiện như Lễ “mừng cơm mới” của dân tộc Thái, tỉnh Thanh Hóa, trích đoạn Lễ hội cầu may của các dân tộc Mông, Dao, Thái tỉnh Thanh Hóa…

Cũng với những chương trình điểm nhấn, tại Làng trong cả tháng 12 còn nhiều hoạt động trình diễn, giới thiệu cũng như trải nghiệm văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực, trò chơi dân gian, nghề thủ công, giao lưu, dân ca dân vũ… của các dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Giữ mạch nguồn văn hóa Dao Tiền

Giữ mạch nguồn văn hóa Dao Tiền

Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời gian, tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc dân tộc mình đến nhiều người và nhiều vùng miền khác nhau. Ông là Bàn Công Hiến ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.