Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Chủ động ứng phó với các hiện tượng thời tiết bất thường

PV - 09:45, 19/02/2019

Mưa đá thông thường xuất hiện vào tháng 3-5 hoặc tháng 9-10, khi thời tiết giao mùa. Tuy nhiên thời gian vừa qua, mưa đá xuất hiện bất thường gây thiệt hại nặng nề cho người dân miền núi phía Bắc. Hiện tượng trên đang đặt ra vấn đề về sự chủ động ứng phó trong điều kiện biến đổi khí hậu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Người dân cần chủ động sản xuất “thuận thiên” để thích ứng biến đổi khí hậu. Người dân cần chủ động sản xuất “thuận thiên” để thích ứng biến đổi khí hậu.

Thiệt hại nặng nề

Ông Vàng Bua Tủa, Chủ tịch UBND xã Púng Luông, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La thông tin, trận mưa đá diễn ra ngày 16/2/2019 không phải là lần đầu tiên xuất hiện tại địa phương. Trước đây, trung bình 4-5 năm, mưa đá lại xảy ra một lần nhưng thường vào lúc giao mùa, chưa bao giờ xảy ra vào tháng Giêng. Do đó, người dân không hề chuẩn bị tâm lý ứng phó. Hậu quả, mưa đá đã làm 14 ngôi nhà ở 4 thôn bị tốc mái, nhiều hoa màu của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.

Chị Lò Thị Hồng Anh sống tại trung tâm huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên thông tin: Vào chiều ngày 17/2 trên địa bàn huyện xuất hiện mưa to, đến khoảng 15h30 phút thì xuất hiện mưa đá tại khu vực trung tâm huyện. Mưa đá khá dày, có hạt to bằng đầu ngón tay cái làm nhiều cây cối, hoa màu bị hư hại.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 16/2, tại một số địa phương miền núi phía Bắc đã xảy ra hiện tượng mưa đá kèm giông lốc bất thường gây thiệt hại diện rộng trên nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Tính riêng tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, mưa đá khiến hơn 300 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó, gần 40 hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề; 3 trường học và 1 trạm y tế bị tốc mái. Cùng với đó, nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả chuẩn bị cho thu hoạch như: mận Tam Hoa, xoài... bị thiệt hại.

Tại địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, vào khoảng 19 giờ tối ngày 17/2 cũng đã xảy ra trận mưa lớn, kèm theo gió lốc, khiến hàng trăm nhà dân và các trường học trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng. Theo thống kê ban đầu, trận mưa lớn kèm theo giông lốc đã gây thiệt hại đến 7 xã trên địa bàn huyện Bảo Yên, trong đó nặng nề nhất là 2 xã Lương Sơn và Minh Tân.

Ông Hà Văn Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Yên cho biết: Đến thời điểm này, thống kê sơ bộ, trận mưa lốc đã làm 10 nhà dân bị sập hoàn toàn, hơn 200 nhà bị tốc mái...; Ước thiệt hại bàn đầu trên 1 tỷ đồng.

Mưa đá xuất hiện vào đêm 17/2 và rạng sáng ngày 18/2 tại Mộc Châu (Sơn La). Ảnh TL Mưa đá xuất hiện vào đêm 17/2 và rạng sáng ngày 18/2 tại Mộc Châu (Sơn La). Ảnh TL

Chủ động ứng phó

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết, dù hiện tượng mưa đá vừa qua tại khu vực miền núi phía Bắc là trái quy luật, có tính bất thường nhưng trong tiến trình biến đổi khí hậu như hiện nay, hiện tượng trên cũng không quá bất ngờ.

Ông Hưởng nhấn mạnh, trong năm 2019, thời tiết sẽ còn tiếp tục diễn biến thất thường với nhiều hiện tượng cực đoan như các cơn bão mạnh, mưa lớn cục bộ hay nắng nóng gay gắt. Để giảm thiếu thiệt hại về người và tài sản, người dân cần theo dõi các bản tin dự báo thời tiết được phát hằng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tố Lưu, Trung tâm Con người và Thiên nhiên thông tin, người dân miền núi phía Bắc cần thay đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”. Trong đó, người dân cần chú trọng vào “Nông nghiệp bảo tồn”, nghĩa là người dân chủ động áp dụng các biện pháp canh tác hướng tới bảo vệ đất, duy trì độ phì nhiêu đất lâu dài như hạn chế tối đa tác động cơ học khi làm đất, che phủ mặt đất thường xuyên bằng lớp phủ hữu cơ (cây trồng che phủ hoặc rơm rạ, thân cây trồng); đa dạng hóa các loại cây trồng luân canh hay kết hợp. Những biện pháp này giúp tăng lượng các-bon chứa trong đất, hạn chế xói mòn đất trong điều kiện thời tiết cực đoan.

Bên cạnh đó, người dân cũng cần chú trọng tới mô hình nông lâm kết hợp. Ở Tây Bắc, nhiều mô hình nông lâm kết hợp đã được xây dựng. Chẳng hạn mô hình trồng ngô xen với cây ăn quả như nhãn, mận hay mô hình cà phê trồng xen với cây gỗ đã cho những kết quả tốt.

Một số hình ảnh thiệt hại do mưa lốc trên địa bàn huyện Bảo Yên (Lào Cai) đêm ngày 17/2/2019.

16FFD786-6DC2-4F55-ABC3-166DEBD26B82

C3A1F16C-4530-4BE8-A7A1-4B35F46DE87B

Thiệt hại do mưa lốc gây ra trên địa bàn huyện Bảo YênThiệt hại do mưa lốc gây ra trên địa bàn huyện Bảo Yên

TRỌNG BẢO-HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.