Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chưa có sự thống nhất trong việc thu phí học Online

Thúy Hồng - 09:30, 11/04/2020

Để bảo đảm tiến độ học tập của học sinh trong mùa dịch Covid-19, các trường học đều có kế hoạch triển khai thực hiện dạy học Online. Một số trường dân lập đã tiến hành thu học phí dạy Online, tuy nhiên mỗi trường lại đang đưa ra một mức thu khác nhau. Vấn đề này đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của các bậc phụ huynh.

Việc thu học phí dạy Online cần phải thống nhất giữa phụ huynh và nhà trường. (Ảnh Internet)
Việc thu học phí dạy Online cần phải thống nhất giữa phụ huynh và nhà trường. (Ảnh Internet)

Mỗi trường thu một kiểu 

Từ khi học sinh phải tạm nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước đã áp dụng phương pháp học tập trực tuyến để giúp học sinh duy trì, củng cố kiến thức. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), từ tháng 4/2020, các trường bắt đầu triển khai dạy kiến thức mới, có công nhận kết quả học tập. Theo đó, nhiều trường học đã có chương trình, kế hoạch để dạy Online có thu phí. 

 Tại Trường THCS Lương Thế Vinh cơ sở Trung Yên (Hà Nội), việc dạy học Online theo chương trình dạy kiến thức mới được triển khai thực hiện từ đầu tháng 3, thời gian học Online giống như học tại trường. Hiện tại, Trường này đang thu học phí hỗ trợ giảng dạy Online 1 triệu đồng/tháng. 

Còn tại Trường Tiểu học và THCS Everest, Bắc Từ Liêm (Hà Nội) từ ngày 25/3, Nhà trường đã gửi thông báo đến phụ huynh về việc thu học phí dạy học Online với mức 650.000 đồng/tuần cho hệ tiểu học và 700.000 đồng/tuần cho hệ THCS. Mức thu này đã bị phụ huynh học sinh phản ứng. Đến ngày 31/3, sau khi bàn bạc với phụ huynh học sinh, nhà trường ra thông báo lần 2 với mức học phí giảm xuống 520.000 đồng/tuần với cấp THCS. Ở khối lớp 1 - 3, mức thu 400.000 đồng/tuần. Khối lớp 4 - 5, mức thu 450.000 đồng/tuần. 

Còn đối với Trường TH THCS Hồng Ngọc, quận Tân Phú (TP . Hồ Chí Minh), từ ngày 14/3, sau 1 tháng học Online thử nghiệm, Ban Giám hiệu nhà trường đã có thư ngỏ kêu gọi phụ huynh hỗ trợ học phí tháng 3 trên tinh thần tự nguyện với mức 1,6 triệu đồng với khối tiểu học; 1,8 triệu đồng với khối THCS. Đến ngày 18/3, Nhà trường đã đưa ra thông báo mức thu học phí dạy Online theo thời gian học Online, cụ thể: Tháng 2 học 2 tuần là 800.000 đồng; tháng 3 học 4 tuần là 1,6 triệu đồng. Tháng 4 - 5 nếu học Online thì mức thu là 1,6 triệu đồng/tháng và sẽ miễn giảm học phí cho học sinh khó khăn. 

Cần thống nhất giữa phụ huynh với nhà trường 

Theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, các trường giáo dục công lập sẽ không thực hiện thu học phí đối với tháng học sinh được nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh. 

Đối với các trường ngoài công lập, theo lý giải của ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD&ĐT), Bộ không thể đưa ra văn bản hướng dẫn việc thu học phí dạy Online đối với các trường tư thục là do các trường ngoài công lập là dịch vụ thỏa thuận, tùy thuộc vào các trường và phụ huynh thỏa thuận với nhau.

 Ngày 3/3 vừa qua, tập thể các cơ sở giáo dục ngoài công lập toàn quốc đã có thư gửi Thủ tưởng Chính phủ và các bộ, ban ngành có liên quan phản ánh về thực trạng này. Theo đó, hơn 150 đơn vị giáo dục tư thục cho rằng họ đã “kiệt sức” vì phải đóng cửa trường học thời gian dài do dịch bệnh, đồng thời đề xuất các phương án hỗ trợ. 

Để các cơ sở giáo dục ngoài công lập có nguồn kinh phí hoạt động cũng cần thu học phí dạy học Online, nhưng cũng cần có sự thống nhất giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục cũng cần có những rà soát điều chỉnh, hướng dẫn một cách phù hợp, tránh để tình trạng mạnh ai người ấy làm, mỗi nơi thu một kiểu.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.